Doanh số của các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật tăng trưởng mạnh mẽ khắp thế giới trước đại dịch, và năm 2020, tốc độ tăng trưởng của doanh số bán hàng đã tăng nhanh đáng kể.
Doanh số bán các sản phẩm này đều tăng mạnh khắp thế giới trước đại dịch, đối với các sản phẩm thay thế cho thịt, thay thế cho sữa hoặc không chứa sữa đã tạo ra doanh thu 36 tỷ Đô la Mỹ và năm 2019. Năm 2020, tăng trưởng doanh số bán hàng đã tăng mạnh.
Xét tổng thể về các tác động tích cực của đại dịch lên việc bán lẻ đóng một vai trò quan trọng, thì tồn tại một số yếu tố khác đặc biệt mang lại lợi ích cho các sản phẩm thay thế có nguồn gốc từ thực vật. Người tiêu dùng tăng cường tập trung vào sức khỏe mà thực phẩm mang lại; họ tìm kiếm sự mới mẻ trong việc lựa chọn nguồn nguyên liệu và nấu nướng; hàng hóa có hạn sử dụng lâu; và các thực phẩm như thịt chay tránh được các mối liên hệ tiềm ẩn với virus lây nhiễm sang người. Lấy ví dụ về thịt thay thế, đã có sự tăng tốc từ 4% vào năm 2018-2019 lên 9% vào năm 2019-2020.
Những động lực chủ chốt cho việc mua hàng hóa có nguồn gốc từ thực vật trong đại dịch bao gồm sức khỏe, các tuyên bố về tính bền vững và những mối quan tâm về phúc lợi động vật. Sẽ có khả năng được xem xét kỹ lưỡng hơn đối với các tuyên bố trong tương lai, đặc biệt là khi các sản phẩm thay thế trở thành đối thủ của các nhãn hàng thực phẩm từ động vật..
Sức khỏe người tiêu dùng
Trong khi sức khỏe vốn đã là động lực chính để lựa chọn các chất thay thế protein có nguồn gốc thực vật, thì đại dịch – gây ra một cuộc khủng hoảng sức khỏe – làm cho vấn đề này là ưu tiên hàng đầu đối với người tiêu dùng, người mà nhận thức được rằng tình trạng sức khỏe kém hoặc điều kiện tồn tại là dấu hiệu chính gây nguy cơ tử vong.
Các mối liên quan cụ thể với sức khỏe thay đổi tùy theo sản phẩm, ngoại trừ các ví dụ nổi bật bao gồm nhận thức về các chất thay thế sữa hỗ trợ tiêu hóa, không gây dị ứng/không dung nạp và cho phép người tiêu dùng tránh GMOs hoặc kháng sinh được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi. Đối với thịt, việc chuyển sang thịt đỏ đã qua chế biến (ví dụ như burger) có nghĩa là loại bỏ những thành phần liên quan đến ung thư, bệnh tim và béo phì.
Mặc dù vậy, nhu cầu về protein vẫn tăng cao. Ví dụ như ở Mỹ, cứ 4 người tiêu dùng thì có một người cho biết họ đang cố gắng tăng lượng dung nạp protein. Do nhu cầu protein tăng cao, những lựa chọn thay thế các nguồn protein cơ bản trong chế độ ăn uống (ví dụ: thịt và sữa) thường làm nổi bật hàm lượng protein cao, cố gắng loại bỏ những rào cản mua hàng mà những người “chuyển đổi” tiềm năng có thể lo sợ: giảm lượng dung nạp protein của họ. Dữ liệu từ Via của Euromonitor International cho thấy xét về không gian quầy kệ kỹ thuật số, mã SKU (Stock Keeping Unit) trên các sản phẩm thay thế thịt và sữa có công bố giàu protein liên tục tăng về số lượng trong giai đoạn 2018-2020, ngay cả khi tác động của đại dịch toàn cầu vào năm 2020 cũng không làm giảm xu hướng này.