Trái cây cho người mắc bệnh tiểu đường

0
87

Ăn trái cây là một trong những cách không chỉ giúp ta thỏa mãn cơn đói mà còn đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Tuy nhiên, hầu hết các loại trái cây đều chứa đường. Điều này đã đặt ra câu hỏi về việc liệu trái cây có phù hợp với những người mắc bệnh tiểu đường hay không?

Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) khuyên rằng bất kỳ loại trái cây nào cũng tốt cho người mắc bệnh tiểu đường, miễn là người đó không bị dị ứng với một loại trái cây cụ thể.

Một phân tích tổng hợp được công bố vào năm 2014 trên Tạp chí Y khoa Anh (British Medical Journal) cho thấy việc hấp thụ lượng trái cây cao trong bữa ăn có liên quan đáng kể đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Tuy nhiên, quá trình chế biến trái cây có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Trái cây tươi hoặc đông lạnh được cho là tốt hơn trái cây chế biến trong hộp hoặc lọ, chẳng hạn như sốt táo hoặc trái cây đóng hộp. Bên cạnh đó, trái cây khô và nước ép trái cây cũng nằm trong nhóm trái cây đã qua chế biến.

Những người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế dùng những loại thực phẩm này. Lượng đường trong trái cây chế biến sẽ được cơ thể sẽ hấp thụ nhanh hơn, dẫn đến lượng đường trong máu có thể tăng đáng kể. Hàm lượng những chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin và chất xơ cũng có thể sẽ suy giảm đáng kể trong các loại sản phẩm trái cây này.

Viện NIDDK (National Institute of Diabetic and Digestive and Kidney Diseases) khuyến cáo rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế dùng nước ép trái cây hoặc trái cây đóng hộp bổ sung thêm đường.

Hỗn hợp trái cây như sinh tố cũng có hàm lượng đường cao và được hấp thụ nhanh hơn dẫn đến tăng đột biến lượng đường trong máu.

Chỉ số đường huyết (Glycemic Index – GI) có ảnh hưởng gì đến việc lựa chọn loại trái cây phù hợp?

Đối với bệnh nhân tiểu đường, một cách để lựa chọn trái cây hay các loại thực phẩm giàu carbohydrate an toàn và phù hợp là kiểm tra chỉ số đường huyết (GI).

GI được phân loại theo thang từ 1 đến 100. Chỉ số cho biết mức độ nhanh chóng của loại thực phẩm đó trong việc làm tăng lượng đường trong máu.

Thực phẩm GI cao được hấp thụ nhanh hơn thực phẩm GI trung bình hoặc thấp.

Chỉ số hấp thụ tinh bột (Glycemic Load – GL) có thể là một cách chính xác hơn để đánh giá thực phẩm ảnh hưởng thế nào đến lượng đường trong máu theo thời gian. Thực phẩm có GI và GL thấp sẽ tốt hơn trong việc giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Mọi người có thể ngạc nhiên khi biết rằng nhiều loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp. Các loại rau củ có tinh bột như khoai tây và ngũ cốc thường có chỉ số GI khá cao.

Thực phẩm giàu carbohydrate khi nấu càng lâu thì giá trị GI sẽ càng cao. Chất béo, chất xơ và carbohydrate (cooling carbohydrate) sau khi được chuyển hóa thành kháng tinh bột thông qua quá trình nấu ăn đều có thể làm giảm đáng kể giá trị GI.

Các loại trái cây bệnh nhân tiểu đường có thể dùng (theo USDA):

Trái cây có GI thấp hơn 55 và GL thấp hơn 10 bao gồm:

1. Táo

2. Bơ

3. Chuối

4. Quả mọng (berries)

5. Quả anh đào

6. Bưởi hồng (grapefruit)

7. Nho

8. Kiwi

9. Xuân đào (nectarines)

10. Cam

11. Đào

12. Lê

13. Mận tím

14. Dâu tây

Trái cây có GI trung bình (56-69) và GL thấp hơn 10 bao gồm:

1. Dưa bở

2. Quả vả

3. Đu đủ

4. Dứa (thơm)

Trái cây có GI cao hơn 70 và GL cao hơn 20 bao gồm:

1. Chà là (GL cao)

2. Dưa hấu (GL thấp)

Mặc dù những loại trái cây này vẫn an toàn đối với bệnh nhân tiểu đường, nhưng quan trọng hơn cả là nên ăn lượng lớn trái cây có GI thấp hơn để thay thế.