Tiêu chuẩn SSOP là gì? Nội dung và phương pháp xây dựng SSOP

0
1982
Tiêu chuẩn ssop là gì

SSOP là một loạt các quy phạm về vệ sinh. Tiêu chuẩn này còn được biết đến với cái tên: GHP, nó có mối liên hệ mật thiết với GMP trong Haccp . Cùng với tiêu chuẩn GMP, SSOP là chương trình tiên quyết bắt buộc phải áp dụng. Ngay cả khi không có chương trình HACCP, SSOP cùng với GMP kiểm soát các điểm kiểm soát CP, giúp làm tăng hiệu quả của kế hoạch HACCP.

Tiêu chuẩn ssop là gì

SSOP là gì?

Tiêu chuẩn SSOP (viết tắt của cụm từ: Sanitation Standard Operating Procedures) hay còn được biết tới với cái tên GHP là  một loạt các quy phạm vệ sinh hoặc nói cụ thể hơn là: quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh để đạt được các yêu cầu vệ sinh chung của GMP.

Tiêu chuẩn SSOP có đặc điểm là phải đầu tư vật chất, nó có tính bắt bộc và được thực hiện trước tiêu chuẩn Haccp. Bản chất của SSOP chính là quy phạm vệ sinh

Vai trò của SSOP

Vai trò, tầm quan trọng của SSOP là cùng với GMP là những chương trình tiên quyết bắt buộc phải áp dụng:

  • Ngay cả khi không có chương trình HACCP, thì SSOP và GMP vẫn phải được áp dụng
  • Giảm số lượng các điểm kiểm soát tới hạn (CCP) trong kế hoạch HACCP.

Chính vì điều này mà SSOP cùng với GMP kiểm soát các điểm kiểm soát CP, giúp làm tăng hiệu quả của kế hoạch HACCP.

Mối liên hệ giữa SSOP - GMP và HACCP
Mối liên hệ giữa SSOP – GMP và HACCP

Phạm vi kiểm soát của SSOP

SSOP cùng GMP, kiểm soát tất cả những yếu tố liên quan đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến thành phẩm cuối cùng.

Tuy nhiên, GMP là Quy phạm sản xuất, là các biện pháp, thao tác thực hành cần tuân thủ nhằm đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm đạt yêu cầu CLVS – ATTP, nghĩa là GMP quy định các yêu cầu vệ sinh chung và biện pháp ngăn ngừa các yếu tố ô nhiễm vào thực phẩm do điều kiện vệ sinh kém. Còn SSOP là Quy phạm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh, nghĩa là các quy phạm vệ sinh dùng để đạt được các yêu cầu vệ sinh chung của GMP.

Nội dung và hình thức của SSOP

Nội dung

Các lĩnh vực cần xây dựng quy phạm SSOP bao gồm:

  • 1. An toàn của nguồn nước.
  • 2. An toàn của nước đá
  • 3. Các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm.
  • 4. Ngăn ngừa sự nhiễm chéo.
  • 5. Vệ sinh cá nhân.
  • 6. Bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm bẩn.
  • 7. Sử dụng, bảo quản hoá chất
  • 8. Sức khoẻ công nhân.
  • 9. Kiểm soát động vật gây hại.
  • 10. Chất thải.
  • 11. Thu hồi sản phẩm

Tuỳ theo mỗi cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, nội dung của SSOP có thể khác nhau. Hoặc phải kiểm soát đầy đủ cả 11 lĩnh vực đảm bảo vệ sinh an toàn như trên hoặc chỉ kiểm soát một số lĩnh vực (ví dụ ở cơ sở không cần sử dụng nước đá hoặc hoá chất…), hoặc phải xây dựng ssOP cho một số lĩnh vực khác.

Hình thức

Quy phạm vệ sinh được thể hiện dưới một văn bản bao gồm:

+ Các thông tin về hành chính:

  • Tên, địa chỉ công ty.
  • Tên mặt hàng, nhóm mặt hàng.
  • SỐ và tên Quy phạm vệ sinh.
  • Ngày và chữ ký của người có thẩm quyền phê duyệt.

+ Phần chính: bao gồm 4 nội dung:

  1. Yêu cầu (hay mục tiêu): Căn cứ chủ trương của công ty về chất lượng và các quy định của Cơ quan có thẩm quyền.
  2. Điều kiện hiện nay: Mô tả điều kiện thực tế hiện nay của xí nghiệp (các tài liệu gốc, sơ đồ minh hoạ nếu có)
  3. Các thủ tục cần thực hiện.
  4. Phân công thực hiện và giám sát
  5. Biểu mẫu ghi chép.
  6. Cách giám sát.
  7. Phân công người giám sát
  8. Tần suất giám sát
  9. Thực hiện và ghi chép hành động sửa chữa.

Phương pháp xây dựng Quy phạm vệ sinh – SSOP:

Tài liệu làm căn cứ để xây dựng ssOP/GHP

  1. Các luật lệ, quy định hiện hành.
  2. Các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật.
  3. Các yêu cầu kỹ thuật của khách hàng
  4. Các thông tin khoa học mới.
  5. Phản hồi của khách hàng.
  6. Kinh nghiệm thực tiễn.
  7. Kết quả thực nghiệm.

Quy định phương pháp chung:

Quy phạm vệ sinh (SSOP) được thiết lập chung cho cơ sở, ít nhất phải bao gồm các SSOP thành phần được xây dựng để kiểm soát các lĩnh vực sau đây:

  1. Chất lượng nước dùng trong sản xuất.
  2. Chất lượng nước đá dùng trong sản xuất
  3. Vệ sinh các bề mặt tiếp xúc.
  4. Vệ sinh cá nhân.
  5. Việc chống nhiễm chéo.
  6. Việc chống động vật gây hại.
  7. Vệ sinh vật liệu bao gói và việc ghi nhãn sản phẩm.
  8. Việc bảo quản và sử dụng hoá chất.
  9. Sức khoẻ công nhân.
  10. Xử lý chất thải.

Mỗi SSOP thành phần được thiết lập cho một hoặc một phần các lĩnh vực nêu trên phải bao gồm ít nhất các nội dung sau:

  1. Nêu rõ các quy định của Việt Nam và quốc tế liên quan và chính sách đảm bảo an toàn vệ sinh của cơ sở.
  2. Mô tả điều kiện cụ thể của cơ sở làm cơ sở để xây dựng các thủ tục và biện pháp.
  3. Mô tả chi tiết các thủ tục và thao tác phải thực hiện để đạt yêu cầu quy định, phù hợp với các điều kiện cụ thể của cơ sở và khả thi.
  4. Phân công cụ thế việc thực hiện và giám sát thực hiện SSOP

Cơ sở phải thiết lập các sơ đồ, kế hoạch thực hiện kiểm soát kèm theo mỗi ssOP thành phần.

Cơ sở phải xây dựng các biểu mẫu giám sát việc thực hiện SSOP theo đúng những quy định.

Cơ sở phải có kế hoạch thẩm tra hiệu quả của việc thực hiện SsOP bằng cách định kỳ tiến hành lấy mẫu để kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh công nghiệp.Kết quả thẩm tra thực hiện SSOP phải được lưu trữ trong hồ sơ theo đúng những quy định.

Nói tóm lại:

– Cơ sở phải kiểm soát đầy đủ các lĩnh vực đảm bảo an toàn vệ sinh cơ sở mình.

– Có thể thiết lập nhiều Quy phạm cho một lĩnh vực hoặc một Quy phạm cho nhiều lĩnh vực tương tự.