Đã bao giờ bạn nghe tới thuật ngữ light trong thực phẩm? Hiện nay, một số sản phẩm sử dụng thuật ngữ này như Pepsi light, Coca light…
Những điều cần biết về thuật ngữ light
Thuật ngữ “Light” là gì?
Theo công bố quy định rõ ràng của Châu Âu thì từ “light” trên bao bì thực phẩm ám chỉ thực phẩm đó có giá trị dinh dưỡng đặc biệt có lợi (loại bỏ ít nhiều calories, chất béo và chất ngọt), trong khuôn khổ của quy định.
Thuật ngữ “light” còn giữ tính mơ hồ trong định nghĩa nên dễ gây nghi ngờ và nhầm lẫn, cho tới khi Châu Âu công bố quy định rõ ràng, theo quyết định số 1924/2006 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ký ngày 20/12/2006, có liên quan đến luận cứ dinh dưỡng và sức khỏe của các thực phẩm được gọi là “light”.
[penci_related_posts dis_pview=”no” dis_pdate=”no” title=”Bài viết nên đọc” background=”” border=”” thumbright=”no” number=”4″ style=”grid” align=”none” withids=”” displayby=”tag” orderby=”random”]
Theo đó, “light” ghi trên bao bì thực phẩm là thông điệp hoặc thông báo sản phẩm đó “đúng là, được coi là hoặc ám thị rằng” có giá trị dinh dưỡng đặc biệt có lợi, trong khuôn khổ của quy định. Chúng có thể được loại bỏ ít nhiều calories, chất béo và chất ngọt, được xem như tốt hơn cho sức khỏe.
Thực phẩm như thế nào được gọi là “Light”?
Một sản phẩm thực sự được gọi là “light” thì cần có đặc điểm như:
- Có hàm lượng lipid hoặc glucid thấp hơn sản phẩm bình thường từ 30%, và phải ghi tỷ lệ giảm này trên thành phần. Nó có thể “dành cho ăn kiêng”.
- Đối với sản phẩm “light” ghi chú “giảm giá trị năng lượng” (anergie reduced) thì là loại dành cho ăn kiêng nếu hàm lượng calories ít hơn sản phẩm thường từ 30%.
- Sản phẩm được coi là “có calories thấp” trong điều kiện không vượt quá 40 kcal (170 kJ) cho 100 g thực phẩm cứng và 20 kcal (80kJ) cho 100 g thực phẩm lỏng. Nếu dùng đường ngọt thay thế thì không vượt quá giới hạn 4 kcal (17kJ) trong 1 khẩu phần.
- Sản phẩm có thể được ghi chú “hàm lượng chất béo thấp” nếu hàm lượng chất béo không quá 3 g/100 g thực phẩm cứng và 1.5 g/100 g thực phẩm lỏng.
- Sản phẩm ghi “hàm lượng đường thấp” thì chỉ chứa 5 g/100 g thực phẩm cứng và 2.5 g/100 g thực phẩm lỏng.
Uống Coca Light và Pepsi Light thì an toàn và có lợi hơn?
Nhiều người nghĩ rằng các thực phẩm “light” như Coca Light và Pepsi Light đã giảm bớt các thành phần được cho là không có lợi, dư thừa (chất béo, chất ngọt, năng lượng) nên an toàn hơn và có thể dùng thoải mái hơn.
[mybooktable tag=”phu-gia-thuc-pham” gridview=”false” header=”hidden” max_books=”2″]
Thực tế, dù là thực phẩm light thì vẫn được khuyên dùng trong định mức, trong giới hạn cơ thể chịu đựng được, nhất là khi chúng được dùng cho nhóm đối tượng là trẻ em, thanh thiếu niên, hay người thừa cân béo phì…
Coca Light và Pepsi Light sử dụng loại đường aspartam thì liều dùng là từ 0 – 40 mg/kg trọng lượng. Ví như 1 em nhỏ nặng 24.5 kg có thể dùng tới 980 mg/ngày loại đường này, tương đương với 7 lít nước uống Coca Light.
Hình dung nếu để trẻ uống loại nước ngọt này “tự do” trong giới hạn trên thì có thực sự là an toàn và có lợi hơn? Chưa kể loại đường nhân tạo này có 1 số tác dụng khác như gây thèm ăn, tăng lượng insulin dẫn đến tích tụ mỡ bụng, giấc ngủ không đều…
Thực phẩm “light” chỉ là 1 lựa chọn hỗ trợ người dùng giảm phần năng lượng rỗng (không có ích) trong chế độ ăn kiêng hay ăn uống khoa học và có lợi cho sức khỏe.
Nói như vậy, tức người dùng không hẳn có thể dùng vô tội vạ các thực phẩm dán nhãn “light” và yên tâm về sức khỏe của mình. Quan trọng nhất là 1 chế độ dinh dưỡng điều độ, hợp lý để phần calories “tiết kiệm” được không bị “bù đắp” bởi những nguồn thực phẩm khác trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.