TEFLON là gì? Dụng cụ nấu ăn chống dính có thực sự an toàn?

0
148
Lớp màng chống dính bị phá vỡ
Lớp màng chống dính bị phá vỡ

Chảo và nồi chống dính đã trở nên rất phổ biến trong việc nấu nướng hằng ngày của mọi người. Lớp màng chống dính hỗ trợ tuyệt vời trong việc chiên xào, nhất là đối với các thực phẩm dễ dính chảo.

Tuy nhiên có nhiều tranh cãi về việc dùng lớp màng chống dính như TEFLON. Một vài tuyên bố cho rằng lớp màng này hại sức khỏe và dẫn đến ung thư, trong khi những nguồn khác cho rằng chúng tuyệt đối an toàn.

Bài viết này cung cấp thông tin cụ thể về các dụng cụ nấu ăn có lớp màng chống dính, ảnh hưởng đến người dùng và tính an toàn khi dùng trong nấu nướng.

Dụng cụ nấu ăn không dính là gì ?

Dụng cụ nấu ăn không dính là loại chảo chiên (frypans) và chảo nấu sốt (saucepans) được bọc lớp vật liệu polytetrafluoroethylene (PTFE), thường gọi là TEFLON.

TEFLON là một hợp chất tổng hợp từ nguyên tử Carbon và Fluorine, được sản xuất lần đầu vào thập niên 30 của thế kỉ 20. Hợp chất này trơ, không dính và bề mặt không gây ma sát nên rất dễ cọ rửa. Nấu ăn bằng dụng cụ có lớp màng TEFLON giảm lượng dầu cần dùng, và vì thế là một cách chế biến thức ăn lành mạnh.

Công thức phân tử và cấu trúc trong không gian của TEFLON
Công thức phân tử và cấu trúc trong không gian của TEFLON

Những ứng dụng khác của TEFLON gồm: bọc dây dẫn, dây cáp; bảo vệ thảm và các chất liệu vải; làm vải chống thấm cho quần áo mặc ngoài trời như áo mưa.

Tuy nhiên, những thập kỉ gần đây, nguy cơ tiềm ẩn khi dùng lớp chống dính TEFLON trong dụng cụ nấu ăn ở nhiệt độ cao đang được làm rõ. Việc này bắt nguồn từ tính độc hại của hóa chất Perfluorooctanoic acid (PFOA) từng được sử dụng để sản xuất Teflon. PFOA gây ra các bệnh như ung thư tinh hoàn, thận mãn tính, bệnh gan.

TEFLON và nguy cơ tiếp xúc với PFOA

PFOA đã từng được dùng trong quá trình sản xuất TEFLON cho đến năm 2013 và lượng PFOA còn tồn đọng sau quá trình xử lý nhiệt gây ảnh hưởng đến thực phẩm. Tuy nhiên, vì ngày nay tất cả các sản phẩm từ TEFLON đều không chứa PFOA, tác động của PFOA đến sức khỏe không con là mối lo ngại trong cộng đồng.

Tác hại từ việc chế biến ở nhiệt độ cao

Nhìn chung, TEFLON là một hợp chất an toàn và ổn định. Tuy nhiên, khi nhiệt độ vượt ngưỡng 300 ͦ C, lớp màng TEFLON bắt đầu bị phá vỡ, giải phóng nhiều chất độc hại vào không khí.

Lớp màng chống dính bị phá vỡ
Lớp màng chống dính bị phá vỡ

Việc hít phải những khí này gây ra bệnh sốt polymer (polymer fume fever), còn được gọi là cúm TEFLON (TEFLON flu). Triệu chứng bệnh này gồm ớn lạnh, sốt, đau đầu, đau toàn thân, xảy ra 4-10 tiếng sau khi hít phải các khí độc hại. Bệnh nhân thường được hồi phục trong vòng 12-24 tiếng, một vài trường hợp hiếm gặp dẫn tới tổn thương phổi. Tuy nhiên, tất cả các trường hợp này đều xảy ra khi đun ở nhiệt độ rất cao 390 ͦ C trong hơn 4 tiếng.

Dù tác động tới sức khỏe từ việc dùng TEFLON ở nhiệt độ cao là nghiêm trọng, việc nấu ăn đúng cách sẽ ngăn ngừa tình trạng này.

Cách giảm thiểu tác hại khi nấu

Khi các khuyến cáo an toàn được tuân thủ, việc sử dụng vật liệu nấu ăn chống dính sẽ trở nên an toàn và tiện lợi. Các khuyến cáo này bao gồm:

  • Không đun chảo không trên lửa: Chảo không sẽ đạt tới nhiệt độ cao chỉ trong vài phút, giải phóng các khí độc hại. Vì vậy cần đảm bảo nguyên liệu nấu được thêm vào chảo trước khi bắt đầu nấu.
  • Tránh nấu ăn ở nhiệt độ cao: Nấu ở nhiệt độ thấp hoặc vừa phải và tránh mướng trên lửa.
  • Làm thông thoáng nhà bếp: Khi nấu ăn, bật quạt hút hay mở cửa sổ giúp đẩy khí độc hại ra ngoài.
  • Dùng các dụng cụ đảo thức ăn bằng gỗ, silicon hoặc nhựa: Các đồ dùng này nếu được làm từ kim loại sẽ làm trầy xước bề mặt chảo, phá vỡ và giải phóng các chất độc và anh hưởng tuổi thọ của chảo.
  • Rửa nhẹ nhàng: Cọ rửa xoong chảo với miếng rửa chén mềm và nước ấm. Tránh dùng miếng rửa chén bằng kim loại sẽ làm trầy xước bề mặt chảo.
  • Thay dụng cụ nấu ăn đã cũ: Khi lớp màng TEFLON bắt đầu xuống cấp với nhiều vết xước, lột, vảy, nên thay chúng bằng các dụng cụ mới.

Những dụng cụ nấu ăn thay thế

Có một vài sự lựa chọn thay thế cho dụng cụ nấu ăn chống dính như:

  • Dụng cụ inox: Có tuổi thọ dài, chống trầy xước, dễ rửa, an toàn với nước rửa chén.
  • Dụng cụ bằng sắt: Chống dính tự nhiên, sử dụng được lâu và chịu được nhiệt độ cao hơn các lớp chống dính.
  • Dụng cụ bằng đá: Đã được dùng từ vài ngàn năm trước, giúp tản nhiệt đều, không dính khi thêm vào chảo các gia vị, chống xước, chịu nhiệt.
  • Dụng cụ bằng gốm: Là sản phẩm mới không dính nhưng dễ bị trầy xước.
  • Dụng cụ bằng silicone: Silicone là một loại cao su nhân tạo được sử dụng chủ yếu làm dụng cụ nướng bánh, dụng cụ nhà bếp. Vật liệu này không chịu nhiệt tốt nhưng phù hợp nhất để làm bánh.

Bản quyền bài viết thuộc về Science Vietnam. Vui lòng để lại nguồn và link khi sao chép