Nhiều người cảm thấy mệt mỏi sau khi ăn. Đây có thể là một kết quả tự nhiên của mô hình tiêu hoá và chu kỳ giấc ngủ.
Một số loại thực phẩm và thời gian dùng bữa cũng có thể khiến mọi người cảm thấy đặc biệt mệt mỏi sau bữa ăn. Việc thiếu năng lượng sau bữa ăn được gọi là tình trạng buồn ngủ sau bữa ăn (postprandial somnolence).
Các nhà nghiên cứu có những giả thiết khác nhau về nguyên nhân của sự mệt mỏi sau khi ăn, nhưng nhìn chung họ đồng tình rằng đây là một phản ứng tự nhiên và không đáng lo ngại. Cảm giác mệt mỏi hoặc khó tập trung sau bữa ăn tương đối phổ biến. Một người có thể đặc biệt cảm thấy mệt mỏi còn phụ thuộc vào họ ăn những gì, khi nào và ăn bao nhiêu.
Những loại thực phẩm nào gây mệt mỏi?
Thực phẩm giàu protein và carbohydrates (carbs) có thể khiến mọi người cảm thấy buồn ngủ hơn các loại thực phẩm khác. Một số nghiên cứu tin rằng một người cảm thấy mệt mỏi sau khi ăn là vì cơ thể họ sản sinh nhiều serotonin. Serotonin là một hoá chất có vai trò trong việc điều chỉnh tâm trạng và chu kì giấc ngủ.
Một loại amino acid gọi là Trytophan, xuất hiện trong nhiều loại thực phẩm giàu protein và giúp cơ thể sản xuất ra serotorin. Còn carbs giúp cơ thể hấp thụ trytophan. Vì những lý do này, một bữa ăn giàu protein và carbs có thể khiến một người cảm thấy buồn ngủ. Tryptophan có mặt ở hầu hết các thực phẩm giàu protein như: thịt gia cầm, trứng, cá hồi, rau bina, hạt, sữa, các sản phẩm đậu nành, phô mai.
Các thực phẩm chứa nhiều carbs, bao gồm: Pasta, gạo, bánh mì trắng, bánh qui, các loại bánh ngọt như cookies, donut, muffin, bắp ngọt, sữa, đường và kẹo. Nhiều người thường ăn kết hợp protein và carbs trước khi ngủ như ngũ cốc với sữa.
Nên ăn nhiều hay ít trong một bữa ăn?
Một người có thể dễ dàng trải nghiệm sự buồn ngủ sau khi ăn một bữa ăn lớn. Những người ăn nhiều vào bữa trưa có thể trải nghiệm sự uể oài nhiều hơn so với những người ăn ít. Việc ăn sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng lên và sự giảm năng lượng có thể theo sau đó. Các yếu tố khác có thể góp phần gây ra mệt mỏi sau khi ăn:
- Khó ngủ vào ban đêm có thể dẫn đến mệt mỏi suốt cả ngày.
- Sử dụng thức uống có cồn với bữa ăn, đặc biệt là vào ban ngày.
Nên ăn khi nào?
Đồng hồ sinh học tự nhiên của một người hay nhịp điệu sinh học hàng ngày có thể ảnh hưởng đến trạng thái của họ sau khi ăn. Tổ chức nghiên cứu Giấc ngủ Quốc gia (National Sleep Foundation) báo cáo rằng con người theo cách tự nhiên có một khoảng tạm lắng năng lượng vào 2 giờ sáng và lặp lại vào 2 giờ chiều. Điều này có thể giải thích truyền thống ngủ ngắn, nghỉ trưa ngay sau bữa ăn trưa. Ánh sáng ban ngày và bóng tối rất cần thiết cho việc điều chỉnh nhịp điệu sinh học, nhưng thời gian của một bữa ăn cũng có thể ảnh hưởng.
Làm thế nào để ngăn ngừa cảm giác buồn ngủ sau khi ăn?
Cảm giác mệt mỏi sau khi ăn có thể khiến chúng ta khó chịu, đặc biệt sau bữa trưa, khi một số người cần được tỉnh táo.
Việc giảm năng lượng trong ngày có thể đặc biệt nguy hiểm đối với những người làm việc trong điều kiện rủi ro như là vận hành máy móc, phương tiện.
Một nghiên cứu năm 2017 về Tác động của việc ăn uống lên hiệu suất của những người làm ca đêm cho thấy những người ăn vào ban đêm có hiệu suất làm việc kém hơn và buồn ngủ hơn vào 4 giờ sáng so với nhứng người không ăn. Một trong các chiến lược sau đây có thể giúp ngăn ngừa mệt mỏi sau bữa ăn:
- Ăn ít và chia ra nhiều bữa nhỏ. Thay vì ăn những bữa ăn lớn, hãy ăn những bữa nhỏ hơn và ăn nhẹ mỗi vài giờ để duy trì mức năng lượng. Một miếng trái cây hoặc một nắm hạt (nuts) nên được cung cấp đủ để cứu chữa khi năng lượng giảm.
- Có được giấc ngủ chất lượng tốt. Một người ngủ đủ giấc vào ban đêm sẽ ít gặp phải tình trạng thiếu năng lượng sau bữa trưa.
- Đi bộ. Tập thể dục nhẹ vào ban ngày, đặc biệt sau bữa ăn, có thể giúp con người giảm đi trạng thái mệt mỏi.
- Ngủ trưa ngắn trong ngày.
- Hãy thử liệu pháp ánh sáng. Tác giả của một cuộc nghiên cứu năm 2015 đã phát hiện ra rằng việc cho mọi người tiếp xúc ánh sáng sau bữa trưa giúp làm giảm mệt mỏi.
- Tránh thức uống có cồn trong bữa ăn. Rượu có thể khiến mọi người cảm thấy mệt mỏi hơn.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi sau khi ăn và nó đang ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thì bạn nên đi gặp bác sĩ.
Các điều kiện điều trị y tế sau đây có thể góp phần gây mệt mỏi quá mức sau khi ăn:
- Không dung nạp thực phẩm hoặc dị ứng
- Bệnh celiac (không dung nạp gluten)
- Bệnh thiếu máu
- Bệnh tiểu đường
KẾT
Nhiều người có tình trạng thiếu năng lượng sau khi ăn. Các bữa ăn lớn và giàu protein và carbs rất có thể khiến mọi người cảm thấy buồn ngủ. Hầu hết các trường hợp, giảm năng lượng sau bữa ăn là một phản ứng sinh học tự nhiên. Tuy nhiên, nếu điều này cản trở các hoạt động thường ngày, hãy thay đổi thực đơn và thời gian ăn. Nếu những thay đổi này không giúp ích, hãy gặp bác sĩ.
Theo Medical news today
Dịch và biên soạn bởi Science Vietnam và Dịch giả.
Vui lòng để lại nguồn và link bài viết khi sao chép.