Rất phổ biến khi cơ thể bạn có phản ứng với một số loại thức ăn nhất định, nhưng trong hầu hết các trường hợp, liệu đó có phải do dị ứng (food allergy) hay do hiện tượng không dung nạp được thực phẩm (food intolerance)? Mặc dù chúng có thể có các triệu chứng tương tự nhưng dị ứng thực phẩm gây hậu quả nghiêm trọng hơn.
Những thông tin sau đây có thể giúp bạn phân biệt được chúng đấy, cùng Science Vietnam tìm hiểu nhé.
Khái niệm
Dị ứng thực phẩm ( food allergy )
- Thường đến bất ngờ
- Một lượng nhỏ thức ăn cũng có thể kích hoạt phản ứng
- Xảy ra mỗi khi bạn dùng loại thực phẩm này
- Có thể đe dọa tính mạng
Không dung nạp được thực phẩm ( food intolerance )
- Thường đến từ từ
- Chỉ có thể xảy ra khi bạn ăn loại thức ăn này nhiều
- Chỉ có thể xảy ra nếu bạn ăn chúng thường xuyên
- Không nguy hiểm đến tính mạng
Triệu chứng chung
- Buồn nôn
- Đau bụng
- Tiêu chảy
- Ói mửa
Sự khác nhau
Khi một loại thực phẩm gây kích thích dạ dày hoặc cơ thể của bạn không thể tiêu hóa chúng, đó chính là hiện tượng “không dung nạp”. Bạn có thể có những triệu chứng sau:
- Chuột rút, đầy hơi
- Ợ nóng
- Nhức đầu
- Cảm thấy khó chịu hoặc bồn chồn
Dị ứng thực phẩm xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn một thứ gì đó trong thực phẩm là có hại và tấn công nó. Nó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể không chỉ là dạ dày của bạn. Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Phát ban, nổi mề đay hoặc ngứa da
- Khó thở
- Tức ngực
- Huyết áp giảm đột ngột, khó nuốt hoặc thở – điều này đe dọa đến tính mạng
Hình 1. Khác nhau cơ bản giữa Dị ứng thực phẩm và Không dung nạp được thực phẩm
Một số loại thực phẩm gây dị ứng và chứng không dung nạp
Những tác nhân này gây ra khoảng 90% dị ứng trong thực phẩm:
- Đậu phộng
- Các loại hạt cây (như quả óc chó, quả hồ đào và hạnh nhân)
- Cá
- Động vật có vỏ
- Sữa
- Trứng
- Đậu nành
- Lúa mì
Chứng không dung nạp thực phẩm phổ biến nhất là không dung nạp được lactose. Nó xảy ra khi bạn không thể tiêu hóa lactose, một loại đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Nhạy cảm với sulfites hoặc các chất phụ gia thực phẩm khác cũng là ví dụ điển hình cho hiện tượng này. Sulfites có thể kích hoạt cơn hen suyễn ở một số người.
Vậy còn dị ứng gluten thì sao? Bệnh celiac (celiac disease) – một triệu chứng tiêu hóa kéo dài gây ra do ăn gluten – dù chúng có liên quan đến hệ thống miễn dịch, nhưng lại không gây ra các triệu chứng đe dọa đến tính mạng.
Cách điều trị dị ứng thực phẩm
- Làm một cuốn nhật ký ghi chú về các loại thực phẩm bạn ăn và các triệu chứng mắc phải
- Ngừng ăn một số loại thực phẩm để tìm ra tác nhân gây ra triệu chứng.
- Đi xét nghiệm dị ứng
Nếu bạn bị dị ứng thực phẩm, bạn sẽ phải ngừng ăn loại thực phẩm này hoàn toàn. Nếu bạn không dung nạp được thực phẩm, bạn sẽ cần tránh hoặc cắt giảm thực phẩm đó trong chế độ ăn uống của mình. Đối với chứng không dung nạp lactose, bạn có thể tìm kiếm sữa không lactose hoặc uống bổ sung enzyme lactase.
Khi bị dị ứng thực phẩm, bạn có thể có nguy cơ bị sốc phản vệ, một phản ứng đe dọa đến tính mạng. Hãy gặp bác sĩ tư vấn nếu bạn có thể tiêm các loại epinephrine (Adreniclick, Auvi-Q, EpiPen, hoặc Symjepi), điều này sẽ giúp bạn tự cứu sống được mình trong trường hợp khẩn cấp. Nếu được, luôn luôn mang theo hai mũi tiêm bên mình.
Cách phòng tránh
- Tìm hiểu những loại thực phẩm nào với lượng bao nhiêu thì có thể gây ra các triệu chứng. Nên tránh dùng loại thực phẩm đó hoặc chỉ tiêu thụ một lượng nhỏ nhất định mà không gây ra các triệu chứng.
- Khi đi ăn bên ngoài, hãy hỏi nhân viên về thành phần cụ thể của món ăn. Có thể nó sẽ không được đề cập rõ ràng trong thực đơn.
- Học cách đọc nhãn thực phẩm và kiểm tra các thành phần có thể gây kích hoạt phản ứng. Đừng quên kiểm tra gia vị của món ăn. Chúng có thể chứa MSG hoặc một số chất phụ gia khác có thể gây ra các triệu chứng.
Source:https://www.webmd.com/allergies/foods-allergy-intolerance#2
Dịch và biên tập bởi đội ngũ Science Vietnam
Vui lòng để lại link bài viết khi sao chép