Tại thành phố Québec, dâu tây được sản xuất nhiều hơn bất kỳ tỉnh nào khác của Canada. Tuy nhiên, dâu tây rất khó giữ tươi. Để giải quyết tình trạng này, Monique Lacroix, giáo sư tại Viện nghiên cứu khoa học quốc gia (INRS) và nhóm của bà đã phát triển một loại màng bao bì có thể giữ cho dâu tây tươi đến 12 ngày. Nghiên cứu của nhóm giúp bảo vệ dâu bảo vệ chống lại nấm mốc và một số vi khuẩn gây bệnh đã được công bố trên tạp chí Food Hydrocolloids.
Màng bao bì cải tiến được làm bằng chitosan, một phân tử tự nhiên được tìm thấy trong vỏ động vật. Sản phẩm phụ của ngành công nghiệp thực phẩm này chứa các đặc tính kháng nấm chính để hạn chế sự phát triển của nấm mốc. Màng bao bì cũng chứa tinh dầu và hạt nano đều có đặc tính kháng khuẩn.
Giáo sư Lacroix, chuyên gia về khoa học ứng dụng vào thực phẩm cho biết: “Hơi tinh dầu bảo vệ dâu tây và nếu lớp màng tiếp xúc với dâu tây, chitosan và các hạt nano sẽ ngăn chặn nấm mốc và mầm bệnh xâm nhập vào bề mặt quả”.
Công thức phát triển cho màng bao bì này có thêm ưu điểm là có hiệu quả chống lại một số loại mầm bệnh. Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm bao bì này trên bốn mẫu cấy vi sinh vật. Lacroix cho biết: “Công việc của chúng tôi đã cho thấy hiệu quả của bao bì đối với Aspergillus niger, một loại nấm mốc có khả năng chống chịu cao gây ra tổn thất đáng kể trong quá trình sản xuất dâu tây.”
Loại bao bì hoạt tính sinh học này cũng cho thấy hiệu quả kháng khuẩn chống lại các mầm bệnh Escherichia coli, Listeria monocytogenes và Salmonella Typhimurium, do nhiễm bẩn trong quá trình xử lý thực phẩm và là một nguồn đáng lo ngại chính đối với ngành công nghiệp thực phẩm.
Giáo sư Lacroix và nhóm của bà cũng kết hợp màng bao bì với quy trình chiếu xạ. Khi màng bao bì tiếp xúc với bức xạ, nhóm ghi nhận thời hạn sử dụng lâu hơn, giảm một nửa mức độ hao hụt so với loại không có màng hoặc chiếu xạ. Vào ngày 12, nhóm nghiên cứu đã ghi nhận tỷ lệ hao hụt 55% đối với nhóm dâu tây đối chứng, 38% đối với nhóm có phim và 25% khi chiếu xạ thêm vào.
Chiếu xạ không chỉ kéo dài thời hạn sử dụng mà còn giúp bảo quản hoặc tăng số lượng polyphenol trong dâu tây. Những phân tử này tạo cho dâu tây có màu sắc và đặc tính chống oxy hóa.
Nguồn Dịch: Hà Trần – Vụ Khoa học và Công nghệ – Bộ Công Thương
Nguồn Bạn tham khảo tại đây: https://www.sciencedaily.com/releases/2021/06/210616094136.htm