Trong nghiên cứu này, các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống được coi là “những người gây ô nhiễm quá mức”.
Theo một báo cáo mới, các công ty lớn về thực phẩm và đồ uống Nestlé, PepsiCo, Danone và Coca-Cola nằm trong số những doanh nghiệp hàng đầu chịu trách nhiệm về ô nhiễm nhựa trên toàn cầu.
Nghiên cứu này đã xác định được 28.570 tên thương hiệu được tìm thấy trên rác thải nhựa ở các khu vực bao gồm bãi biển, sông ngòi và công viên ở 84 quốc gia.
Nó khẳng định mối tương quan chặt chẽ giữa các công ty có mức độ sản xuất cao và tình trạng ô nhiễm, trong đó các nhóm thực phẩm và đồ uống là “những nhóm gây ô nhiễm lớn một cách quá mức”.
Các sản phẩm của Coca-Cola chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số rác thải nhựa có thương hiệu được tìm thấy trong 1.576 cuộc kiểm tra môi trường khác nhau của báo cáo với tỷ lệ 11%.
Các sản phẩm của PepsiCo cũng theo sau, chiếm 5% trong số rác thải nhựa được xác định, trong khi sản phẩm của Nestlé và Danone chiếm 3% cho mỗi công ty.
Đầu tháng này, một nhà máy nước của Nestlé ở Pháp đã bị thanh tra cảnh sát kiểm tra liên quan đến các cáo buộc về việc đổ trái phép cặn chai nhựa. Tháng 11 năm ngoái, PepsiCo đã bị kiện bởi Bộ trưởng Tư pháp bang New York Letitia James về ảnh hưởng của bao bì nhựa của công ty đối với môi trường trong khu vực Buffalo địa phương.
Theo một nghiên cứu cho biết, gần 60 tập đoàn đa quốc gia chịu trách nhiệm cho hơn 50% lượng ô nhiễm do chất thải nhựa của thương hiệu gây ra.
Các tập đoàn thực phẩm và đồ uống khác được liệt kê bao gồm các nhà sản xuất Bakhresa Group, Unilever , Wings, Mayora Indah, Mondelez International, Mars và chủ sở hữu Indofood Salim Group.
Giải thích lý do đằng sau kết quả này, các nhà nghiên cứu cho biết:
“Các sản phẩm thực phẩm và đồ uống thường có thời gian sử dụng ngắn, bao gồm tỷ lệ các mặt hàng sử dụng một lần (cả những mặt hàng có thời hạn sử dụng ngắn) cao hơn so với các công ty FMCG (hàng tiêu dùng nhanh) khác như hộ gia đình hoặc bán lẻ.”
“Các sản phẩm thực phẩm và đồ uống cũng có khả năng được tiêu thụ khi đang di chuyển cao hơn”.
Báo cáo cho biết thêm
Hơn một nửa số mặt hàng nhựa được phát hiện trong cuộc điều tra không có nhãn hiệu, điều này có thể làm cho “các đóng góp của các công ty hàng đầu có thể bị đánh giá thấp”, vì nhà sản xuất những sản phẩm nhựa đó khó xác định.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng những phát hiện như vậy cho thấy sự cần thiết của các báo cáo về hoạt động sản xuất nhựa từ các công ty, “dù là tự nguyện hay được quy định bởi chính phủ hay một công cụ quốc tế có tính pháp lý bắt buộc”.
Các nhà nghiên cứu đã kêu gọi phát triển “một cơ sở dữ liệu toàn cầu, truy cập mở, trong đó các công ty có nghĩa vụ theo dõi và báo cáo định lượng các sản phẩm, bao bì, nhãn hiệu và các sản phẩm thải ra môi trường”.
Trả lời bài nghiên cứu, người phát ngôn của Nestlé nói với Just Food:
“Ô nhiễm nhựa là một vấn đề nghiêm trọng và chúng tôi đang nỗ lực giải quyết, đồng thời nói thêm rằng công ty đã cắt giảm 14,9% việc sử dụng nhựa nguyên sinh kể từ năm 2019 “.
“Đầu tư đáng kể trong hơn một thập kỷ nhằm giảm số lượng bao bì mà chúng ta sử dụng, mở rộng quy mô các mô hình có thể tái sử dụng và hợp tác để phát triển hơn nữa hệ thống thu gom và tái chế”.
PepsiCo cho biết
Họ bổ sung thêm rằng:
“Tiến trình đang diễn ra, tuy nhiên, việc xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn mạnh mẽ khá phức tạp và cần có sự hợp tác”.
“Chúng tôi tiếp tục hỗ trợ và thúc đẩy việc cải thiện cơ sở hạ tầng thu gom và tái chế để giúp người tiêu dùng có thể tái chế rác thải một cách thuận tiện”.
Trong một tuyên bố, người phát ngôn của Danone cũng cho biết
Họ nói thêm rằng trong giai đoạn 2018-2023, công ty đã cắt giảm 8% mức sử dụng nhựa và đã sản xuất 84% bao bì “có thể tái chế, tái sử dụng hoặc có thể phân hủy”.
Just Food cũng đã liên hệ với Công ty Coca-Cola để đưa ra ý kiến.
Người dịch: Phương Tú
Nguồn: https://www.just-food.com/news/pepsico-nestle-and-danone-among-top-plastic-polluters-study-claims/