Những “scandal” thực phẩm gây chấn động trong lịch sử thế giới

0
110

Khi nhìn thấy từ “scandal”, bạn sẽ nghĩ đến điều gì? Giống như hầu hết mọi người, nó có thể gợi lên những suy nghĩ về những vụ bê bối của người nổi tiếng hay chương trình truyền hình thực tế. Khá hợp lý đấy! “Scandal” cũng thường được nói đến khi xảy ra những cuộc tranh cãi giữa các cặp đôi, công ty đối thủ hay đơn giản đến từ những mối quan hệ thân thiết của bạn. Nhưng khi thực phẩm trở thành mối quan tâm số 1, thì không có gì có thể khiến bạn “shock” hơn khi được nghe về những vụ bê bối thực phẩm trong lịch sử.

Những “scandal” này thường liên quan đến các thành phần bí mật, dán sai nhãn mác và làm rất nhiều người tiêu dùng tức giận. Nó cũng có thể liên quan đến các tình huống khác xoay quanh các vấn đề như nhiễm bẩn hoặc các nghi vấn trên thực tế. Nhưng dù cho bằng cách nào đi nữa, thì những vụ bê bối thực phẩm này không nên được xem nhẹ. Hãy thử suy nghĩ: Với các sản phẩm được sản xuất đại trà, nếu như chúng có chứa các thành phần “bí mật”, người tiêu dùng sẽ vô tình ăn phải các chất này. Điều này sẽ gây ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt nếu như có liên quan đến các chất gây dị ứng như các loại hạt.

Trong một số trường hợp, người tiêu dùng đơn giản chỉ muốn biết cái họ đang tiêu thụ những gì, ngay cả khi chúng an toàn. Những vụ bê bối sau đây đã gây ra sự phẫn nộ rất lớn trong lịch sử ngành thực phẩm.

Có vẻ bạn đang hơi lo sợ phải không? Nhưng này, đừng để những sự thật này ngăn cản bạn đặt hàng hoặc mua thức ăn nhé. Hãy coi nó như một lời nhắc nhở hãy chú ý hơn đến tin tức thực phẩm và những sản phẩm đã bị thu hồi. Cơ thể của bạn sẽ rất vui và biết ơn bạn đấy.

Thú vui săn bắn động vật của CEO Jimmy John’s

Người đàn ông này không thể dừng việc săn bắn và giết động vật quý hiếm.

Đối thủ cạnh tranh với Subway đang phải đối mặt với tranh cãi này. Và giám đốc điều hành của Jimmy John’s, Jimmy John Liautaud, phải chịu trách nhiệm về mọi thứ. Theo Snopes, Liautaud thường xuyên săn bắn các động vật hoang dã lớn, quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng.

Anh ta nghĩ những con vật này như những chiếc cúp, thường cười tạo dáng với các xác chết.

Có thể hiểu được, nhiều cư dân mạng không thể chấp nhận trò tiêu khiển này của Liautaud. Trên thực tế, vào tháng 4 năm 2019, khi một hình ảnh của CEO này nổi lên, người dùng Twitter đã bắt đầu đính kèm hashtag #BoycottJimmyJohns trong những bài viết của mình.

Trong một bức ảnh, Liautaud cười tươi hả hê bên cạnh một con voi đã chết.

Tấm ảnh này lại một lần nữa gây ra hiệu ứng cực mạnh và phong trào Twitter với hashtag #BoycottJimyJohns bắt đầu trở lại vào tháng 8 năm 2019.

Khoai tây chiên có vị thịt bò

Nếu bạn không ăn các sản phẩm từ động vật, có thể bạn sẽ muốn bỏ qua món khoai tây chiên này tại McDonald’s.

Năm 1990, McDonald’s cho biết họ sẽ không còn làm khoai tây chiên với mỡ bò nữa, theo The Wall Street Journal. Tuy nhiên vào năm 2001, người ta đã tiết lộ rằng khoai tây chiên McDonald’s được làm từ chiết xuất bò (beef extract). Ngay lập tức, gã khổng lồ về chuỗi thức ăn nhanh này đã nhanh chóng lên tiếng báo cáo rằng họ chỉ sử dụng hương liệu trong giai đoạn chế biến khoai tây.

Phát hiện này đã thúc đẩy một vụ kiện chống lại McDonald’s.

Dù cho nhãn hàng chưa bao giờ tuyên bố khoai tây chiên của họ là món chay, họ đã đưa ra lời xin lỗi vì sự nhầm lẫn này.

Nhập khẩu mật ong bất hợp pháp

Năm 2013, Bộ Tư pháp đã buộc tội 5 người và 2 công ty nhập khẩu mật ong bất hợp pháp.

ALW Food Group, một công ty kinh doanh thực phẩm có trụ sở tại Hamburg, được cho là đã mua mật ong giá rẻ ở Trung Quốc. Họ đã vận chuyển mật ong đến các quốc gia khác, bao gồm cả Việt Nam và Philippines, nơi họ dán nhãn lại thành sản phẩm địa phương trước khi xuất đi Hoa Kỳ.

Bằng cách này, 7 bị cáo đã trốn được mức thuế trị giá hơn 180 triệu đô la được gọi là thuế chống bán phá giá.

Đây là vụ gian lận thực phẩm lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, theo Bloomberg.

Phát hiện thịt ngựa trong thịt bò

Trong vụ bê bối thịt ngựa ở châu Âu năm 2013, nhà chức trách đã phát hiện các sản phẩm được quảng cáo là thịt bò nhưng thực chất có chứa cả thịt ngựa.

Vấn đề này liên quan đến nhiều loại thực phẩm, bao gồm bánh mì kẹp thịt đông lạnh và lasagna thịt bò. Trong khi các cuộc điều tra lần đầu tiên được đưa ra ở Ireland và Anh, vụ bê bối cuối cùng đã lan sang 13 quốc gia khác trên khắp châu Âu. Các siêu thị như Aldi đã buộc phải rút các sản phẩm thịt bò ra khỏi thị trường.

Trên thực tế, theo như báo cáo của The Guardian, các sản phẩm thu hồi tại Aldi đều được làm từ 100% thịt ngựa.

Trong khi thịt ngựa được tiêu thụ ở một số quốc gia, bao gồm Bỉ và Pháp, người dân Anh và Ireland đã tỏ ra rất phẫn nộ với sự thật này.

Các loại hạt được ngụy trang thành hạt thì là (cumin)

Năm 2015, Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm (FSA) đã mở một cuộc điều tra sau khi dấu vết của hạnh nhân và đậu phộng được tìm thấy trong các sản phẩm hạt thì là ở Anh.

Vụ bê bối này là một hồi cảnh tỉnh và được xem là nghiêm trọng hơn cả vụ thịt ngựa năm 2013. Hậu quả là, những hạt hạnh nhân và đậu phộng “ẩn” này gây ra nguy hiểm cho những người bị dị ứng hạt. Một số người có thể gặp phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng nếu vô tình tiêu thụ các loại hạt này.

Hai sản phẩm từ các thương hiệu khác nhau đã bị thu hồi: bột cumin và fajita meal kit.

Các chuyên gia nghi ngờ rằng vụ mất mùa cumin ở Ấn Độ đã thúc đẩy việc sử dụng các loại hạt khác thay cho chúng.

Thịt bò “bí ẩn” của Taco Bell

Năm 2011, một công ty luật ở Alabama đã đệ đơn kiện Taco Bell vì bán một loại thịt “bí ẩn”.

Vụ kiện khẳng định sản phẩm “thịt bò ướp” là một hỗn hợp thịt không đạt chuẩn để được gọi là thịt bò. Đáp lại lời cáo buộc, Taco Bell đã chính thức tiết lộ các thành phần, nói rằng sản phẩm của họ có chứa đến 88% thịt bò nguyên chất. 12% còn lại, theo ABC News, được làm từ các thành phần khác như tinh bột ngô biến tính và bột ca cao để tạo màu sắc.

Bột ca cao?

Cuối cùng, công ty luật đã quyết định rút đơn kiện. Bất kể, Taco Bell đã chi 3 đến 4 triệu đô la cho quảng cáo để giữ gìn danh tiếng cho thương hiệu.

Nước đóng chai Nestlé

Trong nhiều năm, các cư dân ở miền nam Ontario đã tẩy chay Nestlé vì nguồn nước đóng chai được lấy từ British Columbia (B.C.).

Khu vực này đã trải qua một đợt hạn hán vào năm 2016. Cháy rừng hoành hành khắp tỉnh và người dân phải đối mặt với lệnh cấm nước. Tuy nhiên, Nestlé vẫn tiếp tục đóng chai khoảng 265 triệu lít nước từ B.C. mỗi năm, CBC báo cáo. Điều này đi ngược lại với mọi hoạt động bảo tồn nguồn nước nơi đây và điều này chắc chắn không công bằng cho các cư dân đang ra sức chống chọi với hạn hán.

Trước năm 2016, công ty không phải trả bất kì chi phí nào cho nguồn nước này.

Bây giờ, họ phải trả 503.71 đô la cho mỗi triệu lít họ lấy, theo trang web của Nestlé. Dù cho như thế đi chăng nữa, các cộng đồng ở Ontario vẫn đang tẩy chay Nestlé và đưa ra kiến nghị bảo vệ nguồn nước của họ.

Thịt gà “nửa giả, nửa thật”

Thịt gà trong bánh sandwich của Subway bị cáo buộc chỉ có thể là 50% thịt gà thật.

Trong năm 2017, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm thịt gà từ nhiều chuỗi thức ăn nhanh khác nhau, bao gồm cả Wendy, McDonald’s, và Tim Hortons. Nghiên cứu được thực hiện bởi Công ty Phát thanh Canada (CBC), tiết lộ rằng thịt gà từ Subway chỉ có 50% DNA từ gà. Bây giờ, bạn đang tự hỏi 50% còn lại bao gồm những gì phải không? Chúng ta thực sự đang ăn gì?

50% còn lại được làm từ chất độn đậu nành, theo như nghiên cứu.

Subway ngay lập tức phản bác lại cáo buộc này và kiện CBC, tuyên bố gà của họ chỉ chứa 1% đậu nành hoặc ít hơn.

Mì ăn liền nhiễm chì

Trong hơn 30 năm, mì ăn liền Nestlé Ấn Độ là một trong những sản phẩm phổ biến nhất nơi đây.

Mì, được bán dưới thương hiệu Maggi, tương tự như gói ramen ăn liền bạn có thể tìm thấy trong các siêu thị Mỹ. Mỗi gói bao gồm mì và một gói gia vị. Trong nhiều nhà hàng và quán ăn, Maggi được biến tấu với nhiều cách chế biến độc đáo, khác biệt.

Nhưng vào năm 2015, các nhà quan chức đã phát hiện ra lượng chì trong Maggi vượt giới hạn cho phép đến 7 lần.

Sản phẩm đã bị thu hồi và cấm sản xuất trong gần 5 tháng. Và cuối cùng, may mắn thay, Maggi cũng đã trở lại và an toàn hơn cho người sử dụng.

Thịt đông lạnh 1970s

Trong 1 tháng hoạt động, các quan chức Trung Quốc đã thu giữ hơn 100 000 tấn thịt đông lạnh nhập lậu.

Vụ việc xảy ra vào tháng 6 năm 2015. Thịt, bao gồm thịt bò, thịt lợn và cánh gà có tổng giá trị lên đến 483 triệu đô la. Một số thịt thậm chí được phát hiện có nguồn gốc từ những năm 1970 – hơn 40 năm về trước, khá đáng sợ phải không? Theo CNN, nguồn thịt này được cung cấp cho các nhà bán lẻ và nhà hàng ở các tỉnh và thành phố Trung Quốc.

Rất may, các quan chức đã tịch thu lượng thịt thối này kịp thời trước khi chúng được phục vụ cho khách hàng.

Không thể tưởng tượng được nếu như lượng thịt này không bị phát hiện và chúng đã đi vào bụng của biết bao nhiêu người. Thật quá kinh hãi!

Dầu ô liu sai nhãn mác

Bạn có chắc dầu ô liu bạn đang sử dụng thực sự là dầu ô liu “nguyên chất”?

Theo CBS News, ước tính có đến 75 – 80% sản phẩm dầu ô liu “nguyên chất” ở Hoa Kỳ bị dán sai nhãn mác. Được biết, dầu ô liu “nguyên chất” của Ý thường được trộn với dầu ô liu chất lượng thấp. Nó có thể là một loại dầu hoàn toàn khác, như dầu hướng dương và bị biến đổi sao cho trông giống như thật nhất.

Các chuyên gia nói với CBS News rằng nếu như mua một chai dầu ô liu “nguyên chất” với giá 7 hoặc 8 đô la, thì có lẽ bạn đã nhầm to rồi đấy!

Một cái giá quá mắc cho một chai dầu olive thật sự.

Trứng giả

Tất nhiên chúng tôi không nói về trứng Phục sinh đâu nhé.

Thị trường thực phẩm Trung Quốc đã phải hứng chịu khá nhiều vụ bê bối thực phẩm. Điển hình vào năm 2011, người dân ở các quốc gia châu Á đã phải đối phó với việc dưa hấu nổ. Điều này cũng tương tự như scandal trứng giả dường như tràn ngập thị trường Trung Quốc vào năm 2012. Những quả trứng giả này có thể ăn được, nhưng không thể nào đảm bảo được về mặt chất lượng.

Và những quả trứng “chay” này được làm như thế nào?

Nhà sản xuất đã lấp đầy vỏ trứng trông y như thật với lòng trắng và lòng đỏ trứng. Cả hai thành phần đều chứa hỗn hợp nhựa và tạo màu, trong khi phần trắng giả cũng chứa tinh bột và chất đông tụ. Sáp paraffin và canxi cacbonat được sử dụng để tạo lớp vỏ cho trứng.

 Và tất nhiên phi vụ lừa đảo này đem lại một khoản lợi nhuận khổng lồ.

Người tiêu dùng mua những quả trứng này vì chúng có giá cả hợp lý hơn cho đến khi họ biết mình đã bị lừa. Sau khi bắt đầu xuất hiện vào những năm 1990, việc sản xuất những quả trứng này ngày một bùng nổ hơn. Theo Time News, một số nhà sản xuất trứng giả có thể tạo ra gần 2000 nguồn protein giả trong một ngày.

Nước ép táo giả Beech-Nut

Năm 1987, Beech-Nut đã phải trả khoản tiền phạt 2 triệu đô la vì cố tình bán “nước có đường” dưới dạng nước ép táo 100%.

Sản phẩm, theo như The New York Times, thực sự bao gồm nước, đường củ cải, xi-rô ngô và xi-rô mía, cùng với một vài thành phần khác. Nó chứa một lượng nước táo rất ít, nếu có. So với nước táo thật, chi phí để sản xuất loại nước pha chế này có giá thấp hơn khoảng 20%.

Trên hết, nước táo là dành cho trẻ sơ sinh.

Nhưng tiếc rằng lượng nước táo giả này đã được chuyển đến 20 tiểu bang, quần đảo Virgin, Puerto Rico và năm quốc gia khác.

Theo bạn, còn scandals nào mà chúng tôi chưa đề cập đến không, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết nhé?