Advertisement
Science Vietnam
  • Tin tức
    • Câu Chuyện Trong Ngành Thực Phẩm
    • Sự kiện / Cuộc Thi / Hội Thảo
    • Sức Khỏe và Gia Đình
    • Thời sự ngành F&B
    • Sản Phẩm Mới / Thực Phẩm Toàn Cầu
    • Xu Hướng và Thói Quen Người Tiêu Dùng
  • Kiến Thức
    • Bao Bì và Phụ Gia Thực Phẩm
    • Đảm Bảo Chất Lượng Thực Phẩm
    • Dinh Dưỡng và Thực Phẩm Chức Năng
    • Food Matter
    • Hóa Thực Phẩm
    • Kỹ Thuật và Quy Trình Thực phẩm
    • Phân Tích Cảm Quan Thực Phẩm
    • Phát Triển Sản Phẩm và Tiếp Thị
    • Vi sinh thực phẩm
  • Food Business
    • Khởi Nghiệp Thực Phẩm
  • Từ Điển
  • Cộng Đồng
  • Du Học
No Result
View All Result
Science Vietnam
  • Tin tức
    • Câu Chuyện Trong Ngành Thực Phẩm
    • Sự kiện / Cuộc Thi / Hội Thảo
    • Sức Khỏe và Gia Đình
    • Thời sự ngành F&B
    • Sản Phẩm Mới / Thực Phẩm Toàn Cầu
    • Xu Hướng và Thói Quen Người Tiêu Dùng
  • Kiến Thức
    • Bao Bì và Phụ Gia Thực Phẩm
    • Đảm Bảo Chất Lượng Thực Phẩm
    • Dinh Dưỡng và Thực Phẩm Chức Năng
    • Food Matter
    • Hóa Thực Phẩm
    • Kỹ Thuật và Quy Trình Thực phẩm
    • Phân Tích Cảm Quan Thực Phẩm
    • Phát Triển Sản Phẩm và Tiếp Thị
    • Vi sinh thực phẩm
  • Food Business
    • Khởi Nghiệp Thực Phẩm
  • Từ Điển
  • Cộng Đồng
  • Du Học
No Result
View All Result
Science Vietnam
No Result
View All Result

[Nghiên cứu Khoa học] Chiết xuất astaxanthin từ đầu tôm- phế phẩm ngành thuỷ sản

by Science Vietnam
in Xu Hướng và Thói Quen Người Tiêu Dùng
Mới đây, nhóm sinh viên Công nghệ thực phẩm trường Đại học Công nghệ TP HCM (HUTECH) đã tìm ra phương pháp chiết xuất hợp chất sinh học quí từ phế phẩm đầu tôm, mở ra triển vọng mới trong việc khai thác astaxanthin.

Có tác dụng hạn chế lão hóa mạnh mẽ nhờ khả năng chống oxy hóa mạnh gấp 500 lần Vitamin E và hạn chế hiệu quả quá trình lão hóa, astaxanthin được coi là một hợp chất sinh học quý.

Đây là công trình đạt giải Nhất giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học (NCKH) cấp Bộ năm 2018 vừa qua. Chủ nhân công trình là các sinh viên Nguyễn Đăng Khôi, Huỳnh Hoa Nhi, Hồ Thị Kim Thu, Nguyễn Ngọc Linh và Nguyễn Ngọc Thảo My; trong đó, trừ Hoa Nhi và Kim Thu học năm thứ 4, ba thành viên còn lại đều mới học năm 2 ngành Công nghệ thực phẩm HUTECH.

Nội dung bài viết

  • Hiệu quả kinh tế vượt trội từ tận dụng phế phẩm đầu tôm
  • Đa dạng ứng dụng từ những phòng thí nghiệm của sinh viên

Hiệu quả kinh tế vượt trội từ tận dụng phế phẩm đầu tôm

Với ngành nuôi tôm và chế biến thủy hải sản ở nước ta hiện nay, xử lý các phế phẩm sao cho hiệu quả, vừa tận dụng hết khả năng, vừa bảo vệ được môi trường, đang là một bài toán khó.

Nhóm đạt giải Nhất giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2018. (Ảnh: NVCC)
Nhóm đạt giải Nhất giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2018. (Ảnh: NVCC)

Đó cũng là điểm khởi đầu cho nghiên cứu của nhóm sinh viên HUTECH. Trưởng nhóm Nguyễn Đăng Khôi chia sẻ: “Trong quá trình chế biến, phế phẩm đầu tôm thải ra rất nhiều và thường chỉ được dùng làm thức ăn gia súc. Nhưng trong thành phần của đầu tôm có nhiều protein, ngoài ra còn một thành phần khác có giá trị sinh học và giá trị kinh tế cao hơn nhiều là astaxanthin.

Nghề nuôi tôm ở nước ta rất phát triển, nên nếu tận dụng được phế phẩm đầu tôm thu bột đạm thì sẽ có nguồn bột đạm giàu astaxanthin rất dồi dào, vừa đem lại lợi ích kinh tế cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường”.

Đăng Khôi cho biết: “Ý tưởng thu bột đạm từ phế phẩm đầu tôm không phải là mới nhưng phương pháp phổ biến hiện nay vẫn là dùng dầu (dầu thực vật, dầu hướng dương,…). Cách làm này khá tốn kém, đồng thời độ hòa tan thấp nên bột đạm thu được thường quá nhiều dầu, khó dùng cho người. Ngược lại, thủy phân với enzyme cho ra sản phẩm tốt hơn nhưng hiệu suất không cao”.

Ý tưởng đi kèm không ít khó khăn, đây chính là thách thức lớn khiến nhóm sinh viên phải mày mò tìm kiếm, thử nghiệm rất nhiều lần. Cuối cùng, sau thời gian dài nghiên cứu, các bạn phát hiện ra là bên cạnh enzyme protease thì kết hợp với lipase sẽ cho hiệu quả cao vượt trội. Sản phẩm thu được nhiều hơn gần gấp ba lần so với dùng protease riêng lẻ.

Ngoài ra, theo đánh giá cảm quan, bột đạm thu được từ phương pháp này có cấu trúc mịn hơi xốp, màu đỏ cam sáng, thơm mùi thịt tôm khi nấu chín và có vị ngọt nhẹ dễ chịu. Đây cũng là ưu điểm nổi bật giúp bột đạm thu được dễ dàng sử dụng cho con người.

Đa dạng ứng dụng từ những phòng thí nghiệm của sinh viên

Với giá trị dinh dưỡng cao và đánh giá cảm quan tích cực, sản phẩm bột đạm giàu astaxanthin của nhóm sinh viên HUTECH có thể sử dụng thường xuyên cho người với nhiều mục đích khác nhau: chống oxy hóa, chống gốc tự do, hạn chế tế bào ung thư phát triển, hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch, xương khớp,… và đặc biệt là chống lão hóa da.

Phương pháp chiết xuất hợp chất sinh học quý từ phế phẩm đầu tôm, mở ra triển vọng mới trong việc khai thác astaxanthin. (Ảnh minh họa)
Phương pháp chiết xuất hợp chất sinh học quý từ phế phẩm đầu tôm, mở ra triển vọng mới trong việc khai thác astaxanthin. (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, loại bột đạm này có thể bổ sung trong thức ăn chăn nuôi cho cá hồi để thịt cá có màu cam đỏ đậm, trong chăn nuôi gia súc,… Chính giá trị ứng dụng đa dạng này đã giúp nghiên cứu của nhóm được đánh giá rất cao tại Giải thưởng Sinh viên NCKH cấp Bộ năm 2018 và xứng đáng giành giải Nhất.

Được biết, Giải thưởng Sinh viên NCKH cấp Bộ năm 2018 chú trọng các đề tài nghiên cứu đi sát với nhu cầu thực tế, giàu triển vọng ứng dụng vào của đời sống sản xuất.

Để làm được điều đó, không chỉ ý thức và đam mê tìm tòi nghiên cứu của mỗi sinh viên, bản thân các trường đại học phải tăng cường năng lực đào tạo và nghiên cứu, nghiêm túc đầu tư cho hệ thống trang thiết bị phục vụ nhu cầu nghiên cứu hiện đại.

Kể về hành trình của nhóm mình, Đăng Khôi chia sẻ: “Thành công của đề tài đến bây giờ không thể quên giảng viên hướng dẫn (TS. Nguyễn Lệ Hà) và cũng như của Nhà trường trong việc định hướng, tạo điều kiện nghiên cứu cho sinh viên.

Chương trình đào tạo theo hướng thực tiễn, hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại cho phép sinh viên tự do sử dụng để học tập ngoài giờ, tinh thần NCKH sôi nổi của các anh chị đi trước,… chính là môi trường để nhóm có thêm động lực theo đuổi đam mê nghiên cứu”.

0 0 vote
Article Rating
Tags: astaxanthinphế liệu thực phẩm

Related Posts

Khởi nghiệp từ phế phẩm nông sản và vỏ cây của cô gái trẻ Bùi Thị Bích Ngọc
Khởi Nghiệp Thực Phẩm

Khởi nghiệp từ phế phẩm nông sản và vỏ cây của cô gái trẻ Bùi Thị Bích Ngọc

Tháng Chín 25, 2020
Việt Nam sản xuất thành công nước giải khát chứa astaxanthin bằng công nghệ nuôi cấy vi tảo mới
Chuyên Gia Viết

Việt Nam sản xuất thành công nước giải khát chứa astaxanthin bằng công nghệ nuôi cấy vi tảo mới

Tháng Sáu 25, 2020
Chitin và Chitosan
Hóa Thực Phẩm

Chitin và Chitosan: Khái niệm, quy trình sản xuất và ứng dụng

Tháng Sáu 23, 2019
Đăng ký nhận thông báo
Connect with
Login
I allow to create an account
When you login first time using a Social Login button, we collect your account public profile information shared by Social Login provider, based on your privacy settings. We also get your email address to automatically create an account for you in our website. Once your account is created, you'll be logged-in to this account.
DisagreeAgree
Thông báo của
guest
Nhập địa chỉ email tại đây!
Điền nơi học tập hoặc làm việc tại đây nhé!
I allow to create an account
When you login first time using a Social Login button, we collect your account public profile information shared by Social Login provider, based on your privacy settings. We also get your email address to automatically create an account for you in our website. Once your account is created, you'll be logged-in to this account.
DisagreeAgree
guest
Nhập địa chỉ email tại đây!
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Video Mới Nhất

Bài viết nên đọc:

Hoa Bụp Giấm (Roselle): thực phẩm tiềm năng với giá trị dinh dưỡng và giá trị y học cao

Hoa Bụp Giấm (Roselle): thực phẩm tiềm năng với giá trị dinh dưỡng và giá trị y học cao

Tháng Mười 30, 2020
50 Slide mẫu Power Point thuyết trình nhóm đẹp và chuyên nghiệp

【2020】50 Slide mẫu PowerPoint thuyết trình nhóm đẹp và chuyên nghiệp

Tháng Mười Hai 7, 2018
Chuối thuộc dòng quả mọng (Berries), còn Dâu tây thì không!

Chuối thuộc dòng quả mọng (Berries), còn Dâu tây thì không!

Tháng Tư 6, 2020
[Chia sẻ] Câu hỏi phỏng vấn ngành công nghệ thực phẩm

[Chia sẻ] Câu hỏi phỏng vấn ngành công nghệ thực phẩm

Tháng Tám 27, 2019

Về Chúng Tôi

© Science Vietnam 2020, bản quyền thuộc Science Vietnam - Vui lòng để lại link và nguồn bài viết khi sao chép.
Toàn bộ nội dung được bảo vệ bởi DMCA.com Protection Status
Website Science Vietnam đang chạy phiên bản thử nghiệm.
Email: info@sciencevietnam.com
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Văn Đăng Thành

Chính Sách Và Hỗ Trợ

  • Giới thiệu
  • Đội ngũ / thành viên
  • Đóng góp nội dung
  • Chính sách bảo mật
  • Bản quyền DMCA

Kết Nối Với Chúng Tôi

Facebook Twitter Youtube
No Result
View All Result
  • Tin tức
    • Câu Chuyện Trong Ngành Thực Phẩm
    • Sự kiện / Cuộc Thi / Hội Thảo
    • Sức Khỏe và Gia Đình
    • Thời sự ngành F&B
    • Sản Phẩm Mới / Thực Phẩm Toàn Cầu
    • Xu Hướng và Thói Quen Người Tiêu Dùng
  • Kiến Thức
    • Bao Bì và Phụ Gia Thực Phẩm
    • Đảm Bảo Chất Lượng Thực Phẩm
    • Dinh Dưỡng và Thực Phẩm Chức Năng
    • Food Matter
    • Hóa Thực Phẩm
    • Kỹ Thuật và Quy Trình Thực phẩm
    • Phân Tích Cảm Quan Thực Phẩm
    • Phát Triển Sản Phẩm và Tiếp Thị
    • Vi sinh thực phẩm
  • Food Business
    • Khởi Nghiệp Thực Phẩm
  • Từ Điển
  • Cộng Đồng
  • Du Học
wpDiscuz
0
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
| Reply