Theo một nghiên cứu mới, việc tỉnh giấc với một tách cà phê đen đậm đặc sau một giấc ngủ tồi tệ có thể làm giảm khả năng kiểm soát lượng đường trong máu của chúng ta.
Dựa trên tầm quan trọng của việc giữ lượng đường trong máu luôn ở mức an toàn nhằm giảm nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường và bệnh tim, họ cho rằng những kết quả này có thể có ý nghĩa ‘sâu rộng’ đối với sức khỏe, đặc biệt là xem xét sự phổ biến toàn cầu của cà phê.
Theo nghiên cứu trên tạp chí Dinh dưỡng Anh (The British Journal of Nutrition), các nhà khoa học cho thấy rằng mặc dù một đêm ngủ không ngon giấc có ảnh hưởng nhất định đến quá trình trao đổi chất của chúng ta nhưng việc uống cà phê để tỉnh táo hơn có thể có các tác động tiêu cực trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Trong nghiên cứu đó, các nhà sinh lý học tại Đại học Bath đã yêu cầu 29 đối tượng gồm đàn ông và phụ nữ khoẻ mạnh thực hiện 3 đêm thí nghiệm theo thứ tự ngẫu nhiên:
– Một trong ba đêm đó, những người tham gia sẽ ngủ bình thường và uống loại đồ uống có đường khi thức dậy vào buổi sáng.
– Trong một đêm khác, họ sẽ bị đánh thức 5 phút sau mỗi 1 tiếng và sau đó, khi thức dậy, họ được cho uống cũng loại đồ uống đó.
– Ở đêm còn lại, họ cũng sẽ bị đánh thức như cách nêu trên nhưng vào buổi sáng, trước khi uống loại đồ uống có đường 30 phút, họ phải uống một tách cà phê đen đậm đặc.
Trong mỗi đêm thử nghiệm, thông qua việc lấy các mẫu máu sau khi uống loại nước có chứa đường glucose, các nhà nghiên cứu đo hàm lượng năng lượng (calories) bởi nó phản ánh những gì được tiêu thụ cho buổi sáng.
Phát hiện của họ nhấn mạnh rằng khi so sánh với đêm ngủ bình thường thì việc giấc ngủ bị gián đoạn trong một đêm không ảnh hưởng đến phản ứng glucose/insulin vào buổi sáng hôm sau. Các nghiên cứu trước đây cũng đã nói rằng chỉ khi mất ngủ nhiều giờ trong một hay nhiều đêm có thể tác động xấu đến quá trình trao đổi chất, vì vậy có thể khẳng định lại rằng một đêm ngủ “rời rạc” (ví dụ như mất ngủ, bị làm phiền do tiếng ồn hay do trẻ sơ sinh) sẽ không có tác dụng tương tự.
Tuy nhiên, việc uống cà phê đen trước ăn sáng sẽ làm tăng đến 50% chỉ số đường huyết. Mặc dù các cuộc khảo sát ở cấp độ dân số chỉ ra rằng cà phê có sự liên quan đến việc có một sức khoẻ tốt, nhưng các nghiên cứu trước đã chứng minh caffeine có khả năng kháng insulin. Do đó, nghiên cứu mới này tiết lộ rằng mặc dù cà phê có thể giúp bạn không cảm thấy buồn ngủ nhưng nó vẫn có thể tạo ra vấn đề khác vì nó hạn chế khả năng dung nạp đường của cơ thể trong bữa sáng.
Giáo sư James Betts, Đồng Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Tập thể dục và Trao đổi chất tại Đại học Bath giải thích: “Chúng tôi biết rằng gần một nửa trong số chúng ta sẽ uống một tách cà phê vào buổi sáng trước khi làm bất cứ việc nào khác. Và theo bản năng, cơ thể càng mệt mỏi thì cà phê sẽ càng đậm. Chính vì vậy nghiên cứu này rất quan trọng và có ý nghĩa sâu rộng đối với sức khoẻ vì cho đến nay chúng ta vẫn còn ít kiến thức về tác động của thói quen này đối với cơ thể, đặc biệt là đối với sự trao đổi chất và kiểm soát lượng đường trong máu.“
“Nói một cách đơn giản, việc kiểm soát lượng đường trong máu của chúng ta bị suy giảm khi thứ đầu tiên cơ thể chúng ta tiếp xúc là cà phê, đặc biệt là sau một đêm mất ngủ. Chúng ta có thể cải thiện điều này bằng cách ăn trước rồi uống cà phê sau nếu cảm thấy cần thiết. nó. Biết điều này có thể mang lại những lợi ích sức khỏe quan trọng cho tất cả chúng ta. “
“Còn rất nhiều điều chúng ta cần tìm hiểu về tác động của giấc ngủ đối với sự trao đổi chất của chúng ta, chẳng hạn như việc giấc ngủ bị gián đoạn bao nhiêu thì sẽ làm yếu đi việc trao đổi chất và một số tác động lâu dài của nó, cũng như việc tập thể dục như thế nào thì có thể giúp chống lại một số điều đó. “
Và Ngày Quốc tế Cà phê (1/10) vừa qua đã kỷ niệm cho sự xuất hiện rộng rãi trên toàn cầu của cà phê. Cà phê hiện là thức uống phổ biến nhất trên thế giới, với khoảng hai tỷ cốc được tiêu thụ mỗi ngày. Tại Hoa Kỳ, khoảng một nửa số người ở Hoa Kỳ từ 18 tuổi trở lên uống cà phê mỗi ngày, trong khi ở Anh, theo Hiệp hội Cà phê Anh, 80% hộ gia đình mua cà phê hòa tan để tiêu thụ trong nhà.