Miếng dán thực phẩm “thông minh” giúp bạn nhận ra thực phẩm không được bảo quản lạnh liên tục

0
40

Nếu bạn mua thực phẩm đáng lẽ phải được giữ lạnh cho đến khi bạn lấy nó ra khỏi kệ, bạn sẽ muốn biết liệu sản phẩm đó đã đạt nhiệt độ phòng trước đó hay không. Miếng dán mới được thử nghiệm có thể hữu ích vì nó được thiết kế để cho bạn biết điều đó.

Design by Emma

Cách miếng dán “thông minh” hoạt động

Được phát triển bởi các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Công nghệ Hóa học Hàn Quốc, nhãn dùng một lần này được thiết kế để dán vào bao bì của thực phẩm nhạy cảm với nhiệt độ như thịt, cá, trái cây và rau quả. Nó cũng có thể được áp dụng cho các sản phẩm khác cần được bảo quản đông lạnh hoặc làm lạnh, như thuốc.

Microscope images show how rising temperatures cause the nanofibers to melt and the film to become transparent
Korea Research Institute of Chemical Technology (KRICT)

Miếng dán mỏng, linh hoạt kết hợp một lớp màng bề mặt được làm từ các sợi nano polymer, có mạng không gian dạng lưới ở nhiệt độ môi trường lạnh. Điều này làm cho màng có vẻ mờ đục, không thể nhìn thấy hình ảnh bên dưới trên nhãn dán.

Tuy nhiên, nếu màng đó đạt đến nhiệt độ ít nhất là 10 ºC (50 ºF) trong một khoảng thời gian nhất định, các sợi “tan chảy” và cấu trúc của chúng sụp đổ, khiến chúng bị quấn vào nhau. Kết quả là, lớp màng trở nên trong suốt và hình ảnh có thể nhìn thấy được. Ngay cả khi nhãn dán sau đó được hạ xuống nhiệt độ lạnh hơn, lớp màng vẫn ở dạng trong suốt.

Áp dụng được với các loại thực phẩm khác nhau

Vì một số thực phẩm nhạy cảm với nhiệt độ hơn những thực phẩm khác, khoảng thời gian ở nhiệt độ phòng để màng phân hủy có thể được điều chỉnh bằng cách sử dụng các sợi nano có thành phần và độ dày cụ thể. Điều này có nghĩa là ở nhiệt độ phòng, hình ảnh của que thử có thể hiển thị trong vòng ít nhất là 30 phút hoặc không cho đến khi tối đa là 24 giờ.

Công nghệ này cũng được khẳng định có giá thành hợp lý, với chi phí sản xuất ước tính khoảng một cent cho mỗi nhãn dán.

Một bài báo về nghiên cứu gần đây đã được xuất bản trên tạp chí Advanced Materials.

Bản quyền bài viết thuộc về đội ngũ Science Vietnam. Vui lòng để lại nguồn và link bài viết khi sao chép.