Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA) được thông qua, đã đem lại nhiều lợi ích trong thương mại thực phẩm cho hai bên, đặc biệt là gạo và thủy sản của Việt Nam, cũng như rượu và thịt của EU.
EVFTA sẽ giảm 71% thuế với hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào EU kể từ ngày có hiệu lực, và 99% thuế sau 7 năm. Đây mới chỉ là thỏa thuận thứ 2 mà EU thực hiện với một nước ASEAN, sau Singapore, dự kiến bắt đầu có hiệu lực vào tháng 7.
Theo số liệu từ EU, tổng giá trị xuất khẩu nông sản sang Việt Nam đạt 1,135 tỷ EUR (1,28 tỷ USD) trong năm 2019, và nhập khẩu từ Việt Nam đạt 2,61 tỷ EUR (2,44 tỷ USD) cùng năm.
Với gạo nói riêng, EVFTA bao gồm tất cả các loại gạo được xuất khẩu nhiều nhất từ Việt Nam sang EU: gạo xát, gạo lức, gạo tấm và gạo thơm. Đa số sẽ được miễn thuế ngay sau khi EVFTA được thực thi, ngoại trừ gạo tấm được cắt giảm 50% thuế khi có hiệu lực, và giảm dần tuyến tính trong 5 năm.
Thủy sản Việt Nam sẽ tăng khả năng tiếp cận thị trường EU thông qua miễn thuế suất hoặc tự do hóa hoàn toàn, bao gồm surimi (bột thủy sản, phổ biến nhất là thịt cua giả), cá ngừ đóng hộp, tươi và ướp lạnh, tôm và cá da trơn chưa chế biến.
“Các sản phẩm [nông nghiệp và thực phẩm] khác cũng gia tăng khả năng tiếp cận thị trường EU: ngô ngọt, tỏi, nấm, tinh bột sắn và đường, sản phẩm chứa nhiều đường sẽ được miễn thuế, trong khi ngô non được tự do hóa hoàn toàn,” theo Báo cáo chính thức về Hiệp định Thương mại và Đầu tư Việt Nam – EU.
Ngược lại, nhập khẩu rượu và thịt từ EU cũng hưởng lợi từ thỏa thuận này, đặc biệt rượu không chỉ được tự do hóa hoàn toàn mà còn được bảo vệ bởi Geographical Indications (GIs).
Báo cáo cho biết: “Rượu vang và rượu mạnh [nhập khẩu vào Việt Nam] sẽ được tự do hóa sau bảy năm, và bia sau 10 năm”.
“Nhiều sản phẩm có GIs từ EU sẽ được bảo vệ khi Hiệp định thương mại có hiệu lực, [bao gồm] Cognac Pháp, Rioja Tây Ban Nha, Grappa Italy, Bayerisches Bier Đức và nhiều sản phẩm khác.
“Champagne cũng sẽ được bảo hộ hoàn toàn sau giai đoạn chuyển tiếp 10 năm, trong đó tất cả các hoạt động không phù hợp bảo vệ bởi GI, bao gồm dịch thuật và chuyển ngữ tiếng Việt sẽ bị loại bỏ.”
Thịt và thịt lợn đông lạnh của EU được miễn thuế xuất khẩu sang Việt Nam sau bảy năm, thịt gà được tự do hóa hoàn toàn sau 10 năm. Những mặt hàng được lợi khác gồm sữa, sản phẩm từ sữa (miễn thuế sau 5 năm) và hải sản như cá hồi, cá bơn, tôm hùm sẽ được tự do hóa ngay lập tức.
Một ‘thế hệ hiệp định’ mới
EVFTA được các nhà phân tích coi là một ‘thế hệ hiệp định’ mới, vì nó gồm các điều khoản hiện đại hơn hầu hết hiệp định khác.
“[Nó] được coi là một hiệp định song phương thế hệ mới – bao gồm các điều khoản quan trọng về quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), tự do hóa đầu tư và phát triển bền vững,” công ty tư vấn đầu tư Dezan Shira & Associates cho biết trong báo cáo tóm tắt về Việt Nam.
“Điều này bao gồm cam kết thực thi các tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Công ước Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu.”
EVFTA dành riêng một phần chính cho quyền SHTT, trong đó yêu cầu Việt Nam gia nhập Hiệp ước Internet của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO).
“[Các hiệp ước này] yêu cầu Việt Nam đảm bảo chủ sở hữu hợp pháp có thể sử dụng hiệu quả các công nghệ để bảo vệ quyền cũng như cấp phép sản phẩm của họ trực tuyến,” hướng dẫn EVFTA cho biết.
Với thực phẩm và nông sản nói riêng, GIs được coi là một hình thức của quyền SHTT, cần được tuân thủ theo thỏa thuận.
Tổng cộng 169 mặt hàng từ EU, bao gồm đồ uống có cồn đã đề cập, và các mặt hàng thực phẩm như pho mát Feta, Parmigiano Reggiano hoặc Roquefort sẽ được bảo vệ ở Việt Nam.
“Việc bảo hộ này được áp dụng sau khi Hiệp định Thương mại có hiệu lực, được thực thi tại Việt Nam qua các biện pháp trừng phạt hành chính phù hợp, bao gồm khi có yêu cầu từ một bên liên quan.”
Đổi lại, Việt Nam cũng nhận được bảo hộ GIs tại EU cho 39 sản phẩm, gồm nước mắm Phú Quốc, trà Mộc Châu và cà phê Buôn Ma Thuột.