Hiệp hội Mía đường (Sugar Assn) vào ngày 3 tháng 6 đã đệ đơn kiến nghị của công dân mong muốn FDA có yêu cầu ghi nhãn rõ ràng hơn về các chất làm ngọt không có hoặc có hàm lượng calo thấp trên các gói thực phẩm.

Hiệp hội muốn thuật ngữ chất tạo ngọt (sweetener) được đặt trong ngoặc đơn theo tên hóa học của những chất làm ngọt đó (VD: aspartame, stevia, v.v.) trong tuyên bố thành phần và đối với thực phẩm và đồ uống của trẻ em, loại và số lượng (tính bằng miligam trên mỗi khẩu phần) của chất tạo ngọt không có giá trị dinh dưỡng (non-nutritive sweetener) được đặt ở mặt trước của gói thực phẩm cùng với các đề xuất khác.
“Người tiêu dùng có quyền được biết những gì có trong thực phẩm để họ có thể đưa ra quyết định sáng suốt cho bản thân và gia đình”, Courtney Gaine – chủ tịch / CEO của Sugar Assn nói. Những thay đổi này của FDA sẽ mang lại sự minh bạch hoàn toàn trong việc ghi nhãn chất tạo ngọt mà chúng tôi biết người tiêu dùng rất mong muốn và chờ đợi.
Các nhà cung cấp đường đang phải đối mặt với sự thay đổi trong việc ghi nhãn của FDA năm nay khi cơ quan này yêu cầu cụm từ “có bổ sung đường” phải được đề cập trên bao bì ngoài bảng Thành phần dinh dưỡng. Do đó, các công ty đang tìm cách làm lại công thức mà không cần phải thêm đường. Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ năm 2018 đã thúc ép việc tất cả các loại đường phải được thêm vào phía trước các gói thực phẩm.
Ngoài hai điểm trên, kiến nghị yêu cầu FDA:
- Yêu cầu trình bày thông tin “Được làm ngọt bằng [tên của chất tạo ngọt]” cho các sản phẩm khẳng định không có/ có hàm lượng đường thấp
- Trình bày các tác dụng phụ gây ra cho đường tiêu hóa tiềm ẩn từ việc tiêu thụ sugar alcohol và một số chất thay thế đường trong thực phẩm ở mức hiệu quả quan sát thấp nhất
- Đảm bảo tất cả các khẳng định về hàm lượng đường hoặc các chất thay thế đường liên quan là chính xác, trung thực và không gây hiểu lầm
Hiệp hội nói rằng kiến nghị của họ được hỗ trợ bởi “một lượng dữ liệu lớn từ người tiêu dùng và thị trường” và một chính sách từ tháng 11 năm 2019 của Tuyên bố chính sách của Viện Hàn lâm Nhi Hoa Kỳ nhằm tìm cách thông báo và đánh giá mức độ tiếp xúc của trẻ em với chất ngọt thay thế – “một thứ hiện vẫn chưa rõ”.
Hiệp hội Đường mía trích dẫn ý kiến người tiêu dùng từ nghiên cứu của Quadrant Strategies (cỡ 1.002 mẫu) cho thấy:
- Khi đưa ra một danh sách các chất phụ gia thực phẩm, tỉ lệ phần trăm người tiêu dùng xác định chính xác các thành phần làm ngọt chỉ là 37%
- 73% cha mẹ nghĩ việc biết được lượng chất thay thế đường trong thức ăn của con cái họ là rất quan trọng
- 66% người tiêu dùng cho rằng việc xác định rõ ràng các chất thay thế đường là chất tạo ngọt và ghi trên nhãn thực phẩm là rất quan trọng
Hiệp hội muốn dán nhãn cho cho các chất thay thế đường như aspartame, saccharin, acesulfame kali (ace-k), neotame, sucralose, steviol glycosides (stevia) và la hán quả.
Bản quyền bài viết thuộc về đội ngũ Science Vietnam. Vui lòng để lại nguồn và link bài viết khi sao chép.