Thói quen dùng một lượng cà phê mạnh để thức tỉnh sau một đêm dài không ngon giấc có thể làm suy yếu mức điều hòa đường huyết trong cơ thể, dựa theo một nghiên cứu gần đây.
Kết luận này được đưa ra từ Trung tâm Dinh dưỡng, thể thao và Trao đổi chất tại Đại học Bath (Vương quốc Anh) sau khi khảo sát ảnh hưởng của những giấc ngủ chập chờn và thói quen sử dụng cà phê sáng lên những dấu hiệu trao đổi chất khác nhau.
Công bố trên tạp chí British Journal of Nutrition những nhà khoa học đã chỉ ra rằng trong khi một giấc ngủ không đủ có tác dụng tương đối giới hạn lên hệ thống trao đổi chất, thì việc đánh thức cơ thể khỏi tình trạng uể oải bằng cách sử dụng cà phê có thể mang lại các ảnh hưởng tiêu cực lên khả năng điều tiết đường huyết.
Nhằm nêu lên tầm quan trọng của việc duy trì lượng đường huyết trong cơ thể ở một mức độ an toàn để phòng tránh các như cơ bệnh tật như tiểu đường và các bệnh về tim, họ đã cảnh báo rằng kết quả này có tính đại chúng đối với các vấn đề liên quan đến sức khỏe đặc biệt khi cân nhắc lượng tiêu thụ cà phê trên toàn cầu.
Để tiến hành nghiên cứu, các nhà sinh lý học thuộc Đại học Bath đã tuyển mộ 29 người đàn ông và phụ nữ khỏe mạnh để khảo sát theo 3 hướng thí nghiệm giấc ngủ một cách ngẫu nhiên:
- Một trường hợp, các đối tượng được cho ngủ một cách bình thường và được yêu cầu tiêu thụ một lượng đường khi thức dậy.
- Trường hợp tiếp theo, những người tham gia sẽ trải qua một giấc ngủ gián đoạn (những nhà nghiên cứu sẽ lần lượt đánh thức họ mỗi giờ trong 5 phút) và sau đó họ cũng được yêu cầu tiêu thụ một hàm lượng đường như trên.
- Trường hợp cuối cùng, cá nhân tham gia sẽ phải thức trắng đêm nhưng lần này họ được dùng một phần cà phê mạnh 30 phút trước khi tiêu thụ đường.
Trong mỗi trường hợp, từng người tham gia sẽ được lấy mẫu máu sau khi tiêu thụ lượng đường có giá trị năng lượng tương đương với việc dùng một bữa sáng thông thường.
Các phát hiện đã chỉ ra rằng một giấc ngủ gián đoạn với một giấc ngủ bình thường thì sẽ không có nhiều khác biệt trong hàm lượng glucose/insulin trong máu sau khi ăn sáng. Nghiên cứu trước đó đề xuất rằng việc giờ ngủ bị cắt giảm quá nhiều trong một và/hoặc nhiều đêm có thể gây ra các tác động tiêu cực lên sự trao đổi chất, vì vậy kết quả lần này nhằm trấn an rằng việc ngủ gián đoạn chỉ một đêm duy nhất (có thể là hệ quả của mất ngủ, bị tiếng ồn làm phiền hoặc có con nhỏ) sẽ không mang lại các tác hại như nhau.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ một lượng cà phê mạnh trước khi dùng bữa sáng về căn bản làm tăng lượng đường huyết khi dùng bữa khoảng 50% so với không uống. Mặc dù các khảo sát trước đây thường chỉ ra rằng tiêu thụ cà phê có thể đóng một vai trò trong một lối sống khỏe mạnh, nhưng nghiên cứu trước đó cũng đã chỉ ra rằng caffeine có khả năng gây ra kháng insulin. Báo cáo mới này cũng chỉ ra rằng cùng với các nhận thức thông thường rằng việc tiêu thụ một lượng cà phê sau một đêm khó ngủ sẽ giúp xua tan cảm giác buồn ngủ thì nó cũng có thể tạo ra một tác dụng khác đó là giới hạn khả năng cơ thể dung hợp lượng đường thu thập từ bữa ăn sáng.
Giáo sư James Betts, đồng Giám Đốc trung tâm, người giám sát công trình, giải thích rằng: Chúng ta đều biết rằng phân nửa ở đây thức dậy buổi sáng và trước khi làm bất cứ việc gì đều có thói quen là uống cà phê một cách quán tính là càng mệt thì cà phê càng đậm. Phát hiện này rất quan trọng và có ý nghĩ rộng lớn với sức khỏe chúng ta khi mà cho tới tận bây giờ chúng ta còn hiểu biết khá giới hạn về những điều chất lỏng này tác dụng lên cơ thể chúng ta, đặc biệt là tới hệ trao đổi chất và kiểm soát đường huyết.
“Nói một cách đơn giản, việc chúng ta kiểm soát đường huyết bị suy yếu khi mà cơ thể chúng ta sau một đêm tiếp xúc với cà phê trước tiên đặc biệt là sau một đêm không ngon giấc. Chúng ta có thể cải thiện tình trạng này bằng cách ăn một cái gì đó trước và sau đó mới dùng cà phê đó là nếu chúng ta vẫn còn cảm giác cần đến nó. Nhận biết được điều này giúp mang lại lợi ích quan trọng cho sức khỏe của tất cả chúng ta“
Harry Smith, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu từ Khoa Sức Khỏe tại Đại học Bath bổ sung: Những kết quả này chỉ ra rằng nếu chỉ đơn thuần là mất ngủ một đêm thì điều này không gây ảnh hưởng nhiều lên lượng đường huyết/insulin ứng với lượng đường hấp thụ của các cá nhân tham gia thí nghiệm khi so sánh với một giấc ngủ thông thường và điều này có tác dụng trấn an khá nhiều người trong chúng ta. Tuy nhiên, bắt đầu một ngày mới sau một đêm không êm ả bằng một tách cà phê đậm đặc sẽ mang lại các ảnh hưởng không tốt cho quá trình trao đổi chất của glucose (đường) khoảng 50%.
Do đó, mọi người nên cố gắng cân bằng giữa những lợi ích do cà phê mang lại và việc tăng đường huyết, một đề xuất là tốt nhất hãy dùng cà phê sau bữa sáng thay vì là trước đó.
Vẫn còn rất nhiều điều chúng ta cần biết về những ảnh hưởng của giấc ngủ lên quá trình trao đổi chất, như là sự phiền nhiễu khi ngủ ở mức độ như thế nào mới làm suy yếu quá trình này và tác dụng trong thời gian dài ra sao cũng như là việc tập luyện có thể giúp cải thiện gì hay không. Theo thông lệ ngày 1 tháng 10 là ngày Quốc Tế Cà Phê nhằm kỷ niệm cũng như vinh danh sự hiện diện của thức uống này trên toàn cầu. Ngày nay đây là thức uống thông dụng nhất với khoảng 2 tỷ ly cà phê được ước tính tiêu thụ hằng ngày. Tại Mỹ tầm khoảng phân nửa số người từ 18 tuổi trở lên tiêu thụ cà phê hằng ngày, trong khi tại Vương quốc Anh, theo Hiệp Hội Cà Phê Anh, 80% hộ gia đình mua các sản phẩm cà phê hòa tan về để tiêu thụ tại gia.
Bản quyền bài viết thuộc về đội ngũ Science Vietnam. Vui lòng để lại nguồn và link bài viết khi sao chép.