Food Adulteration (Làm Giả Thực Phẩm) Là Gì?

0
176
Food Adulteration (Làm Giả Thực Phẩm) Là Gì?
Food Adulteration (Làm Giả Thực Phẩm) Là Gì?

Từ vựng hôm nay sẽ đề cập đến là Food Adulteration – vấn nạn pha trộn (làm giả) thực phẩm của một số cá nhân, công ty kinh doanh thiếu kiến thức thiếu đạo đức, lợi dụng các thủ thuật công nghệ, sử dụng phụ gia quá liều lượng,..gây rất nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm, cũng như là mối họa tiềm ẩn gây ra các chứng bệnh nguy hiểm khác, đại đa số là các bệnh về đường tiêu hóa, tim mạch,…

Food Adulteration (Làm Giả Thực Phẩm) Là Gì?
Food Adulteration (Làm Giả Thực Phẩm) Là Gì?

Định nghĩa – Food Adulteration là gì?

Định nghĩa

Food Adulteration hay còn gọi là Pha trộn (làm giả) thực phẩm là hành động cố ý làm giảm chất lượng sản phẩm được rao bán bằng cách thêm vào hoặc thay thế bằng những nguyên liệu kém chất lượng hoặc bằng cách loại bỏ một số thành phần có giá trị. Việc làm giả này không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế đáng kể mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Chất làm giả (Adulterants)

Chất làm giả bao gồm các hóa chất kém chất lượng được thêm vào các mặt hàng thực phẩm vì lợi ích kinh tế và kỹ thuật. Bổ sung các chất này làm giảm giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm, làm nhiễm bẩn thực phẩm và không đạt chuẩn để tiêu thụ. Chúng có thể tìm được tìm thấy trong tất cả các sản phẩm mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày, bao gồm các sản phẩm sữa, ngũ cốc, đậu, ngũ cốc, thịt, rau, trái cây, dầu, đồ uống, v.v.

Một số phương pháp làm giả

-Thêm một số hóa chất để trái cây chín nhanh hơn
-Trộn các loại trái cây và rau quả kém chất lượng với những loại tốt
-Thêm một số màu nhuộm tự nhiên và hóa học để thu hút người tiêu dùng
-Trộn đất sét, đá cuội, đá, cát vào các loại ngũ cốc, hạt và các loại cây trồng khác nhằm tăng khối lượng

Lí do cho việc làm giả thực phẩm:

  • Chiến lược kinh doanh
  • Bắt chước một số thực phẩm khác
  • Thiếu kiến thức về tiêu thụ thực phẩm
  • Tăng số lượng sản xuất và doanh thu
  • Đáp ứng nhu cầu lương thực gia tăng cho dân số tăng nhanh
  • Kiếm lợi nhuận tối đa từ các mặt hàng thực phẩm với số tiền đầu tư ít hơn

Tác hại đến sức khỏe:

  • Rối loạn tiêu hóa (đau bụng, ỉa chảy)
  • Gây ói mửa
  • Tổn thương gan
  • Gây dị ứng
  • Kích ứng da
  • Ảnh hưởng đến thận
  • Có thể gây ung thư

Một số ví dụ liên quan:

1. One of the examples of food adulteration is to add cheaper and inferior substances wholly or partially with the good ones to increase the weight or nature of the product.
Một trong những ví dụ về làm giả thực phẩm là trộn một phần hoặc toàn bộ các chất rẻ tiền và kém chất lượng với các chất đạt chuẩn để tăng trọng lượng hoặc tính chất của sản phẩm.

2. Food adulteration is a very old and common problem, which is often seen in both the low- and middle-income countries and sometimes even in some developed countries.
Làm giả thực phẩm là một vấn đề đã có từ lâu và phổ biến, thường thấy ở cả các nước thu nhập thấp và trung bình và đôi khi ngay cả ở một số nước phát triển.

https://www.facebook.com/vocab.foodtech/photos/a.104393031166310/120486502890296/

Sources:
https://www.sciencedirect.com/topics/food-science/food-adulteration
https://byjus.com/biology/food-adulteration/