Tóm tắt
Theo số liệu thống kê từ công ty tổng hợp dữ liệu về sức khỏe SPINS, báo cáo của Hiệp hội Thực phẩm thuần chay (PBFA) và nhóm vận động The Good Food Institute (GFI), tính tới cuối năm 2022, ngành công nghiệp thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật đạt giá trị 8 tỷ USD (nguồn: https://www.plantbasedfoods.org/2022-u-s-retail-sales-data-for-the-plant-based-foods-industry/), tăng 6,6% so với năm trước.
Hầu hết các danh mục đều có doanh số tăng. Sữa có nguồn gốc thực vật, danh mục lớn nhất trên thị trường có nguồn gốc từ thực vật, tăng 8,5%, đạt doanh thu 2,8 tỷ USD. Ba mặt hàng có doanh số giảm: thịt có nguồn gốc thực vật giảm 1,2%; kem có nguồn gốc thực vật giảm 4,5%; và phô mai có nguồn gốc từ thực vật giảm 2%.
Năm ngoái là năm khó khăn đối với tất cả các nhà sản xuất thực phẩm do lạm phát nghiêm trọng và các vấn đề về chuỗi cung ứng làm tăng giá và ảnh hưởng đến nguồn cung. Nhiều công ty thịt có nguồn gốc thực vật đã có một năm 2022 đặc biệt tồi tệ, với sa thải, tổn thất hoạt động và đóng cửa công ty.
Chi tiết
Trong báo cáo, PBFA cho biết những con số từ năm 2022 cho thấy thực phẩm có nguồn gốc thực vật là một loại có khả năng phục hồi và có sức bền thực sự.
Năm ngoái, không hề dễ dàng đối với bất kỳ công ty thực phẩm nào, và lạm phát đã ảnh hưởng nặng nề đến lĩnh vực dinh dưỡng thực vật. Bởi vì các công ty này tương đối nhỏ và không có quy mô lớn như các mặt hàng truyền thống lớn mạnh hơn nên giá của thực phẩm có nguồn gốc thực vật có xu hướng đắt hơn. Khi lạm phát khiến người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu, báo cáo cho thấy họ đã không cắt bỏ các mặt hàng có nguồn gốc từ thực vật.
“Thành công này là minh chứng cho sự cống hiến của những người tiêu dùng đang tìm kiếm các lựa chọn dựa trên thực vật cho mọi dịp ăn uống, cũng như các thương hiệu sáng tạo và đối tác thị trường đang làm việc để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các lựa chọn bền vững, tốt cho sức khỏe và ngon miệng.”
Giám đốc điều hành Hiệp hội Thực phẩm thuần chay Rachel Dreskin nói trong một tuyên bố bằng văn bản.
Nghiên cứu, bao gồm một số dữ liệu khác nhau về doanh số bán hàng sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc thực vật và hành vi của người tiêu dùng, cho thấy người tiêu dùng các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật đã phát triển hơn trong những năm qua. Nhìn chung, thực phẩm có nguồn gốc thực vật có tỷ lệ thâm nhập hộ gia đình là 60% và tỷ lệ mua lại là 80%.
Nghiên cứu cho thấy phân khúc các sản phẩm sữa có nguồn gốc từ thực vật, từ lâu đã chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường thực phẩm chay, chiếm 15,3% tổng lượng sữa bán ra ở Hoa Kỳ vào năm ngoái và chiếm khoảng một phần tư không gian kệ trong các siêu thị. Chúng đã được mua bởi 4 trong số 10 hộ gia đình và có tỷ lệ mua lại hơn 75%. Và theo một báo cáo năm ngoái từ Viện PBFI, hệ thống cửa hàng bán lẻ Kroger và 84,51° thì có khoảng 43% người tiêu dùng, là những người mới sử dụng loại sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc thực vật hoặc đang tăng lượng tiêu thụ sản phẩm này, đang chọn mua sữa có nguồn gốc thực vật thay vì sữa thông thường.
Sản phẩm thực phẩm thay thế thịt, là mặt hàng lớn thứ hai trong phân khúc, cho thấy doanh số bán hàng của năm 2022 gặp khó khăn. Doanh thu bán hàng giảm khoảng 10 triệu USD so với năm 2021, trong đó doanh số bán hàng giảm 8,2%. Tuy nhiên, nghiên cứu cho biết, các lựa chọn sản phẩm thịt chay vẫn chiếm khoảng 2,5% trong toàn bộ danh mục thịt đóng gói.
Nhưng vẫn có những điểm sáng cho sản phẩm thay thế thịt trong báo cáo. Trong khi tỷ lệ thâm nhập hộ gia đình là 17,5% vào năm 2022, sản phẩm thịt chay có tỷ lệ mua lại là 62,5%. Thịt đông lạnh có nguồn gốc từ thực vật hiện chiếm 63% doanh thu, với người tiêu dùng đang tìm kiếm sự tiện lợi hơn. Và một số loại sản phẩm thay thế thịt sắp ra mắt như thịt gà, cá và động vật có vỏ, tất cả đều có doanh số bán hàng tăng khoảng 15% đến 16% trong năm ngoái.
Bên cạnh đó, sản phẩm thay thế trứng vẫn tiếp tục phát triển. Doanh thu bán hàng trong loại sản phẩm này đã tăng 14,3% vào năm 2022, đạt 45 triệu USD. Trong khi sản phẩm trứng truyền thống tăng giá và nguồn cung giảm, thì doanh số bán hàng của sản phẩm trứng có nguồn gốc từ thực vật phát triển mạnh, tăng 21%. Ngược lại, doanh số bán sản phẩm trứng truyền thống giảm 1% vào năm ngoái. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng trứng làm từ thực vật là 1,5%, vì vậy cả doanh nghiệp lâu đời và doanh nghiệp mới thành lập sản xuất loại thực phẩm này đều có nhiều cơ hội để phát triển.
Hiệp hội Thực phẩm thuần chay PBFA nhận thấy từ một cái nhìn rộng hơn về phân khúc trong bốn năm qua cho thấy các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật đang phát triển nhanh hơn so với các sản phẩm truyền thống nói chung. PBFA cho biết các loại thực phẩm và đồ uống khác cho thấy doanh số bán hàng tăng trưởng 1% từ năm 2019 đến 2022. Trong cùng thời gian, doanh số bán hàng sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật tăng 23%.
Nguồn: https://www.fooddive.com/news/plant-based-2022-sales-8b/647315/