Dầu thực vật có phải là lựa chọn tốt để sử dụng hằng ngày?

0
115

Các loại dầu thực vật như dầu mù tạt, dầu đậu phộng, dầu hướng dương và dầu dừa là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày của người dân trên khắp thế giới. Chúng thường được dùng để xào, chiên hoặc tẩm ướp. Chúng ta thường bỏ quên những lợi ích mà dầu thực vật có thể mang lại. Trong báo cáo EAT Lancet do Đại học Harvard công bố đầu năm nay đã nêu lên vấn đề “Chế độ ăn uống cho sức khỏe hành tinh”. Qua đó đã chỉ ra tổng mức tiêu thụ dầu và chất béo nên được giới hạn ở khoảng 10 muỗng cà phê/ngày, bao gồm chất béo từ quá trình nấu nướng tại nhà và chất béo vô hình từ các quán ăn và thực phẩm đóng gói. Ngoài ra, có hơn một nửa lượng chất béo/dầu là chất béo/dầu không bão hòa thu nhận từ các nguồn thực vật khác nhau.

Dầu đậu nành
Dầu đậu nành

Báo cáo tập trung vào khái niệm chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh từ các loại ngũ cốc nguyên cám, protein thực vật (đậu, đậu lăng, đậu), một số loại thịt, sản phẩm từ sữa, trái cây và các loại rau, như chế độ ăn truyền thống của Ấn Độ, trong đó đáng chú ý hơn cả là chất béo từ thực vật. Qua đó, nhấn mạnh chế độ ăn chứa nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật giúp cải thiện sức khỏe cũng như bảo vệ môi trường hơn đối với thực phẩm có nguồn gốc từ nguồn động vật.

Hầu hết các loại dầu thực vật rất tốt cho tim mạch vì chứa nhiều chất béo tốt trong thành phần dinh dưỡng. Ngoài ra, dầu thực vật cung cấp các chất phù hợp để tối ưu các hoạt động của cơ thể ở cấp độ tế bào. Việc sử dụng chất béo không bão hòa thay cho chất béo bão hòa đem lại những lợi ích không tưởng cho sức khỏe của bạn.

Ví dụ, thay thế bơ (chất béo bão hòa) bằng dầu hướng dương (chất béo không bão hòa) làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Hơn nữa, phần lớn các loại dầu thực vật ở Ấn Độ được bổ sung vitamin như vitamin A và D. Đây là những dưỡng chất rất cần thiết để tăng cường sức khỏe  một cách toàn diện.

Tại sao dầu thực vật tốt cho sức khỏe?

Acid béo chuyển hóa (Trans-fatty acids – TFA) là một trong những loại chất béo có hại nhất và là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim mạch cũng như đột quỵ trên toàn cầu. TFA thường được tạo ra từ 2 nguồn : dầu thực vật hydro hóa một phần (TFA công nghiệp) và từ các nguồn động vật. Bằng chứng cho thấy TFA tác động xấu đến cholesterol trong máu, do đó, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch.

Dầu thực vật có lợi ích cho sức khỏe tốt hơn so với Vanaspati – một loại bơ thực vật ở Ấn Độ – có chứa chất béo chuyển hóa (Trans-fat – TF). Mặt xấu của chất béo chuyển hóa đối với tim mạch đã được FSSAI Ấn Độ ghi nhận. Gần đây, tổ chức này đã đưa ra một chiến dịch để người tiêu dùng nhận thức được những “cạm bẫy” của thực phẩm chứa hàm lượng chất béo chuyển hóa cao. Ấn Độ đã làm việc với các bên liên quan để loại bỏ TFA công nghiệp ra khỏi hệ thống thực phẩm trước năm 2022. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã nêu lên mục tiêu về một thế giới không có TFA.

Trên toàn thế giới, chế độ ăn dựa trên thực vật đang được áp dụng ngày càng phổ biến vì những lý do ưu việt của nó. Các cơ quan y tế, bao gồm cả những người ở Hoa Kỳ, Hà Lan và các nước Bắc Âu, rõ ràng đề nghị một chế độ ăn chủ yếu là thực vật so với chế độ ăn uống dựa trên động vật. Bạn có biết hơn 50% lượng khí thải nhà kính từ thực phẩm là do các sản phẩm từ động vật. Và một chế độ ăn thiên về thực vật sẽ giúp làm giảm đi lượng khí thải này. Chế độ ăn thiên về thực vật thực sự là một giải pháp toàn diện cho vấn đề này “sức khỏe hành tinh” mà cả thế giới đang hướng tới.

Là người tiêu dùng có nhận thức, bạn nên chọn cho mình một chế độ ăn lành mạnh hơn. Hãy dành một phút từ thói quen mua sắm vội vã của bạn để xem qua thành phần có trong các sản phẩm mà bạn sẽ mua. Và hãy nhớ ưu tiên các sản phẩm tốt cho sức khỏe của bạn. Thay thế các sản phẩm chứa chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa cao bằng các thực phẩm có nguồn gốc từ dầu thực vật. Nên chọn các loại dầu trộn salad từ đậu nành, hạt cải, hạt mù tạt, đậu phộng, cám gạo, ô liu, dừa, ngô, nghệ tây và hạt hướng dương; thành phần béo trong bánh bích quy và bánh quy nên thay bằng dầu; kem/tráng miệng đông lạnh và socola không chứa chất béo từ sữa; thức ăn nhẹ và các loại bánh không nên chiên hoặc nấu với Vanaspati. Những thay đổi chế độ ăn uống đơn giản nhưng có ý nghĩa này có thể không chỉ ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của một người mà còn có thể góp phần làm giảm gánh nặng cho môi trường.

Bản quyền bài viết thuộc về đội ngũ Science Vietnam
Vui lòng ghi rõ nguồn và để lại link bài viết khi tham khảo.
Nguồn: https://food.ndtv.com/opinions/is-vegetable-oil-a-good-option-for-daily-cooking-expert-reveals-2159613