Ngày 12/04 vừa qua, cuộc thi “Công nghệ chế biến sau thu hoạch” năm 2019 diễn ra dưới sự phối hợp của Trung tâm phát triển Khoa học & Công nghệ trẻ thành đoàn Hồ Chí minh cùng trường Đại học Công nghiệp thực phẩm HCM tổ chức tại trường ĐH Công nghiệp thực phẩm HCM.
Với sự góp mặt của nhiều nhóm sinh viên, giảng viên đến từ các trường đại học, cao đẳng, học viện và nhiều đơn vị có liên quan khác cùng sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tp.HCM và nhiều tỉnh khác: Đồng Tháp, Vĩnh Long, Thái Nguyên,…Cuộc thi “Công nghệ chế biến sau thu hoạch” đã nhận được 64 đề tài của 16 đơn vị tham gia.
Cuộc thi được tổ chức với mục đích giao lưu, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm và tìm kiếm những ý tưởng, sản phẩm mang tính sang tạo đột phá có khả năng áp dụng thực tiễn giải quyết những vấn đề thực tế trong ngành nông nghiệp nói chung từ đó áp dụng phương pháp mới tạo ra sản phẩm độc đáo cho ngành thực phẩm nói riêng. Sau vòng sơ khảo, Ban tổ chức chọn ra những sản phẩm cuối cùng tham gia trình bày poster trước hội đồng Ban giám khảo về ý tưởng, bao bì cũng như công nghệ chế biến sau thu hoạch nhằm chọn ra những ý tưởng suất sắc nhất.
Khi tham gia cuộc thi, các đề tài sẽ được phân loại thành 2 nhóm: nhóm Khoa học thực phẩm (bao gồm các đề tài về nghiên cứu nâng cao giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm) và nhóm Công nghệ chế biến thực phẩm (bao gồm các đề tài nghiên cứu quy trình tạo ra các sản phẩm mới). Cùng với sự sang tạo trong công nghệ và xuất sắc về ý tưởng, 1 giải nhất thuộc về ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, 1 giải nhì tuộc về ĐH Công nghệ TP.HCM, 1 giải ba trao cho nhóm đề tài “Đánh giá khả năng chống nấm mốc và ứng dụng trong bảo quản táo và xoài” cùng 6 giải khuyến khích thuộc về các trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, ĐH Công nghệ TP HCM, ĐH Khoa học Tự nhiên TP HCM.
Vấn đề giải quyết đầu ra cho ngành nông nghiệp là một vấn đề nan giải không chỉ đối với người nông dân mà còn cho các cơ quan có liên quan, bởi giá trị nông sản của Vệt Nam liên tục dao động và phụ thuộc nhiều yếu tố khiến sản lượng và năng suất tiêu thụ liên tục biến đổi và chênh lệch gây hiện tượng “giải cứu” cho nông sản. Tuy nhiên việc “giải cứu” nông sản chỉ là một giải pháp tức thời không mang giá trị bền vững nên các ý tưởng từ cuộc thi manh tính thực tiễn sẽ được dánh giá cao.
Đề tài “Nụ thanh long muối chua” là một ý tưởng đạt giải Nhì xuất sắc bước ra từ cuộc thi giúp tận dụng tối đa các sản phẩm từ cây thanh long cung cấp 1 sản phẩm tiện dụng từ quá trình lên men tự nhiên nhờ nguồn nguyên liệu sạch là nụ thanh long (được loại bỏ để cây tập trung sức phát triển trái thanh long). Và đề tài “Nghiên cứu biến tính chitosan với dịch chiết polyphenols từ lá trà xanh ứng dụng trong việc bảo quản nông sản” đến từ trường ĐH Khoa học tự nhiên tp.HCM xuất sắc giành giải Nhất của cuộc thi .
Cuộc thi khép lai, đánh dấu 30 năm thành lập trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ, một chặn đường dài để tìm tòi, khám phá những ý tưởng đột phá, sáng tạo mang tính ứng dụng thực tiễn, tìm ra những nhân tài mới cho nền khoa học, công nghệ của Việt Nam.