Cuộc chiến với đường: liệu các chất thay thế có an toàn để đáp ứng nhu cầu thực phẩm lành mạnh

0
26

Cùng với sự gia tăng trong nhận thức của người tiêu dùng đối với sức khỏe và mối quan tâm tới các thành phần trong thực phẩm, đường đang ngày càng nổi lên như là một mối đe dọa. Câu hỏi đặt ra là liệu các chất thay thế đường có thật sự mang lại hiệu quả về mặt sức khỏe?

Cuộc chiến với đường: liệu các chất thay thế có an toàn để đáp ứng nhu cầu thực phẩm lành mạnh

“Cuộc chiến” với đường đã từ lâu được ghi chép rất tỉ mỉ. Sự đa dạng của các thành phần trong thực phẩm và đồ uống có mối liên kết rõ ràng đến sự gia tăng khủng hoảng béo phì và tác động cổ xúy xu hướng sống lành mạnh, cùng với động thái của các cơ quan đoàn thể, thuế đường và các điều luật tương tự, nhu cầu cắt giảm đường ngày càng tăng. Nhiều công ty đã đáp lại nhu cầu này và tìm cách tránh các loại thuế trên bằng việc thay thế đường nguy hại thành các loại chất tạo ngọt khác được chấp nhận một cách rộng rãi. Đây dường như là một giải pháp khá đơn giản, đặc biệt là khi nó được gắn mác chất tạo ngọt “tự nhiên” như stevia (phần lớn bỏ qua một điều rằng bản thân đường hầu như không tự nhiên).

Tuy nhiên, việc “điều chỉnh” này không tính đến việc nhiều chất tạo ngọt chẳng hạn như aspartame, là nhân tạo (đây được xem như là một loại đường tổng hợp không sinh ra từ quả đối với người tiêu dùng có hiểu biết về sức khỏe) và vẫn còn đó những câu hỏi quan trọng như những chất thay thế này lành mạnh đến mức nào. Khoảng đầu năm 2020, Callum Tyndall đã xem xét liệu chất tạo ngọt có thực sự lành mạnh hay an toàn và các tuyên bố được ra chính xác bao nhiêu. Câu hỏi đặt ra là khi chúng tiếp tục đóng vai trò là lựa chọn thay thế chính cho đường và cổ vũ việc ngừng sử dụng đường, làm thế nào để chúng phù hợp với sức khỏe lâu dài và liệu có còn những giải pháp nào khác hay không?

Không có liều thuốc thần nào cả: đánh giá độ lành mạnh của chất tạo ngọt

Vào tháng 7/2020, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) và Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) đã đưa ra một tuyên bố khoa học có tiêu đề “Chất tạo ngọt phi dinh dưỡng: Các ứng dụng hiện tại và Quan điểm về sức khỏe”. Trong một ấn phẩm xuất bản kèm tuyên bố, tiến sĩ Christopher Gardner – phó giáo sư y khoa tại Đại học Stanford đã phát biểu trong buổi họp báo: “Mặc dù các chất tạo ngọt phi dinh dưỡng không phải là liều thuốc thần, nhưng việc sử dụng chúng thông minh có thể giúp bạn giảm hàm lượng đường thu vào trong chế độ ăn uống của mình, do đó giảm số lượng calo bạn nạp vào. Giảm lượng calo có thể giúp bạn đạt được và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường”.

Cụm từ “liều thuốc thần” có lẽ phù hợp với các vấn đề xung quanh của chất tạo ngọt. Hầu hết thực phẩm hoặc các thành phần đều ít nhiều có lợi cho sức khỏe, dù cho nó là chất chống oxy hóa, chống lão hóa hoặc bất kì hoạt chất có công dụng nào khác, chất tạo ngọt đang được định hình như một loại biện pháp “một cổng” cho tất cả các bệnh do đường gây nên. Nếu các chất tạo ngọt này giống với các thành phần khác, được cảnh báo gần đây bởi CDC, thì chúng có thể gặp rắc rối khi các nghiên cứu khoa học và các quy tắc theo kịp và kéo chúng ra khỏi các chiêu trò tiếp thị.

Khả năng gây hại của chất tạo ngọt là thấp, các nghiên cứu về lĩnh vực này vẫn chưa tìm ra dấu hiệu về tác động xấu đến sức khỏe từ việc sử dụng các chất tạo ngọt thông dụng với liều lượng bình thường. Điều này không loại trừ các nghiên cứu chuyên sâu về việc tìm ra những tác động hoặc dấy lên nghi ngờ danh tiếng của chất tạo ngọt (đây là một lĩnh vực vẫn còn tương đối ít được nghiên cứu), nhưng người tiêu dùng ít nhất có thể cảm thấy khá yên tâm rằng chất tạo ngọt của họ không phải là một căn bệnh tiềm ẩn. Tuy nhiên, họ có thể nên tự hỏi bản thân liệu nó có thực sự là một điều hoàn toàn tốt hay không. Do rằng tuyên bố của AHA và ADA tuy được chấp thuận nhưng lại được diễn đạt với quá nhiều điều “có thể” và “có lẽ”.

Lỗ hổng thị trường khi đường giảm tăng trưởng

Nghiên cứu “Thị trường Chất tạo ngọt nhân tạo – Dự đoán giai đoạn từ 2019 đến 2024” của ResearchandMarkets cho thấy dự báo thị trường giai đoạn này dự kiến tăng giá trị CAGR là 5,05% từ 7,22 tỷ đô la vào năm 2018 lên 9,7 tỷ đô la vào năm 2024. Trong khi đó, Mordor Intelligence đưa ra dự đoán thị trường chất tạo ngọt trong thực phẩm từ năm 2019-2024 có CAGR tăng 1,9% và sẽ đạt 82,6 tỷ đô la vào năm 2024. Các định giá trên bao gồm mảng đường gia dụng vốn chiếm 77.2% thị trường năm ngoái, cho thấy tiềm năng thị trường của các loại đường thay thế.

Điều cần lưu ý là tổng giá trị của chất tạo ngọt thực phẩm lớn hơn nhiều so với giá trị của chất tạo ngọt nhân tạo và việc định giá đó thậm chí không tính đến các lựa chọn thay thế tự nhiên cho đường như stevia, thì mức tăng trưởng dự đoán cho thị trường nhân tạo không lớn hơn đáng kể so với thị trường chất tạo ngọt nói chung. Cùng với sự tiếp diễn của xu hướng chống lại đường và sự chiếm lĩnh thị trường, chúng ta đang ở ngưỡng của sự gãy đổ trong xu hướng. Toàn bộ thị trường đang chậm lại vì thành phần chính của thị trường nói trên đang mất dần sự phổ biến, nhưng vai trò thực sự tích cực của đường trong chế độ ăn uống không đột nhiên biến mất. Người ta vẫn khát khao sự ngọt ngào chỉ là họ không muốn điều đó làm họ mắc bệnh.

May thay, nhiều chất thay thế đường đã được chứng minh thực sự mang lại hiệu quả cao hơn đường mà không có tác dụng tiêu cực đối với sức khỏe (hoặc ít nhất là chưa được chứng minh có các tác dụng tiêu cực). Từ góc độ thị trường thuần túy, các cánh cửa đang mở rộng cho các chất thay thế vào chiếm lĩnh khoảng trống do đường bỏ lại. Khi ngày càng nhiều người tiêu dùng loại trừ đường, nếu chất tạo ngọt có thể hứa hẹn sẽ đảm nhận vai trò tương tự mà không đem lại rủi ro thì đây sẽ là một cơ hội khổng lồ trên thị trường.

Các rủi ro sức khỏe tiềm ẩn có thể hạn chế các lựa chọn thay thế

Mối quan tâm sức khỏe lớn nhất khi nói đến chất tạo ngọt (ít nhất là loại nhân tạo) là sự thiếu hụt dinh dưỡng, chúng có thể tạo ra cảm giác thèm ăn giả hoặc khiến người tiêu dùng ăn những món không lành mạnh. Trong khi người tiêu dùng có thể đang tìm cách tránh lượng calo nạp vào do đường, thì trên thực tế họ có thể tự đặt mình vào một loại rủi ro khác. Mặc dù cần có nhiều nghiên cứu dài hạn hơn để xem xét tổng thể những rủi ro này, cũng nên lưu ý rằng có thể có mối quan tâm xung quanh sự ảnh hưởng lên chức năng của các gai vị giác.

Tiến sĩ David Ludwig – một chuyên gia về thừa cân và giảm cân tại Bệnh viện Nhi đồng Boston, nói với Nhà xuất bản Sức khỏe Harvard: “Chất tạo ngọt không dinh dưỡng ngọt hơn nhiều so với đường ăn và xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao (High Fructose Corn Syrup). Một lượng nhỏ của chất tạo ngọt tạo ra vị ngọt tương đương với đường mà không chứa calo. Việc kích thích quá mức các thụ quan do sử dụng thường xuyên các chất tạo ngọt cường độ cao này có thể hạn chế khả năng chịu đựng của thụ quan ở các vị phức tạp hơn”

Tất nhiên, cũng có những chất tạo ngọt không phải dạng nhân tạo nhưng có thể gây ra rủi ro tương tự. Stevia và agave đều có nguồn gốc tự nhiên và ít calo hơn trong một khẩu phần ăn thông thường (ví dụ, agave yêu cầu khẩu phần nhỏ hơn) cũng ngọt hơn rất nhiều so với đường, một lần nữa đặt ra thách thức tạo ra cảm giác thèm calo hoặc giảm vị giác. Tóm lại mặc dù có nhiều khả năng thị trường chất thay thế đường sẽ tiếp tục phát triển do người tiêu dùng từ bỏ đường thông thường, nhưng vẫn có khả năng lựa chọn tốt nhất trong thực tế từ khía cạnh sức khỏe khi không phải là tìm kiếm một giải pháp thay thế mà chỉ đơn giản là quan tâm việc tiêu thụ và thường xuyên kiểm soát khẩu phần ăn.

https://www.facebook.com/sciencevietnam.cntp/photos/a.1886788201607029/2542827952669714/?type=3&theater

Bản quyền bài viết thuộc về đội ngũ Science Vietnam. Vui lòng để lại nguồn và link bài viết khi sao chép.