Khi dịch virus corona bùng bổ ở Trung Quốc vẫn tiếp tục lan rộng, các công ty McDonald’s, Starbucks, và những công ty fast-food khác đang tăng cường dịch vụ tiếp nhận và giao hàng “không tiếp xúc” để giữ an toàn cho nhân viên và khách hàng.
McDonald’s đã triển khai việc tiếp nhận và giao hàng “không tiếp xúc” của Big Macs, khoai tây chiên và các món khác trên menu được phục vụ trên khắp Trung Quốc khi dịch bệnh bùng phát.
Khách hàng đặt hàng từ xa trên điện thoại hay bằng máy tính trong cửa hàng, các nhân viên niêm phong thức ăn trong túi và đặt chúng ở một nơi đặc biệt để nhận hàng mà không có sự tiếp xúc con người, McDonald’s đã nói trên website của mình.
Đối với các đơn hàng cần được giao, các tài xế bỏ các gói thức ăn tại lối vào của toà nhà, khử trùng túi giao hàng và tay họ một cách thường xuyên hơn. Thêm một việc nữa, các tài xế sẽ mang thẻ căn cước cho khách hàng thấy để chứng minh họ, những người đứng bếp và đóng gói thực phẩm đã được quét nhiệt độ và đều không bị sốt.
“Trong khi chúng tôi xem xét làm thế nào để cải thiện quy trình hơn nữa, các biện pháp phòng ngừa tăng cường áp dụng cho tất cả các kênh phục vụ của chúng tôi”, McDonald’s đã phát biểu với Reuters.
Vào tháng 2, Virus cũng giống như cúm đã lây nhiễm hơn 68.500 người trên toàn cầu và giết chết hơn 1.665 người, chủ yếu ở tỉnh Hồ Bắc miền trung Trung Quốc. Một số thành phố lớn của Trung Quốc vẫn giống với các thị trấn ma khi Trung Quốc nỗ lực để đưa nền kinh tế của họ trở lại đúng hướng sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài.
Đầu tháng 2, 83% tất cả các cửa hàng trên nền tảng giao hàng Meituan-Dianping – một trong những cửa hàng lớn nhất nước này đã bị đóng cửa, theo công ty dữ liệu BigOne Lab có trụ sở tại Bắc Kinh.
Trong đầu tháng 2, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã khuyến nghị giao hàng hạn chế tiếp xúc.
Starbucks đã đề nghị khách hàng gọi café qua ứng dụng và sau đó đợi bên ngoài quán cho đến khi họ có được thông báo nhận hàng. Đơn đặt hàng được đặt trên bàn ngay bên trong lối vào quán café.
Nếu khách hàng đi vào các địa điểm của Starbucks, họ sẽ được đo nhiệt độ ngay tại cửa vì sốt là một trong những triệu chứng chính của sự lây nhiễm, và các Barista phải đeo khẩu trang.
Để giao hàng, Starbucks cho biết họ thường xuyên khử trùng các container và người giao hàng của họ phải kiểm tra nhiệt độ hàng ngày. Các nhân viên trong cửa hàng phải rửa tay 30 phút mỗi lần và cứ sau 2 tiếng các khu vực công cộng lại được khử trùng.
Giao hàng Starbucks được cung cấp bởi ele.me, thuộc sở hữu bởi tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Alibaba.
Các biện pháp mô phỏng cách các công ty thích nghi nhanh chóng để bán thực phẩm chế biến sẵn mà vẫn giữ an toàn cho mọi người.
Công ty Yum China cho biết, họ đã triển khai dịch vụ giao hàng không tiếp xúc vào ngày 30 tháng 1, tiếp nhận khách “không tiếp xúc” vào 2 ngày sau tại các địa điểm KFC, Pizza Hut.
Việc giao hàng không tiếp xúc ở Trung Quốc đã có trước cuộc khủng hoảng, những người chuyển phát hàng hoá sẽ để các bưu kiện tại cửa hoặc sảnh của người tiêu dùng hoặc đặt trong tủ khoá để lấy sau.
Nhưng khi dịch bệnh bùng phát, nhiều khu dân cư phức hợp đã giới hạn sự ra vào đối với tài xế và yêu cầu khách hàng tự lấy hàng của mình.
Các giao dịch trước đây liên quan đến việc một người giao hàng cho người khác, nhưng hiện tại các tài xế sẽ đặt thức ăn xuống trên mặt sau của một chiếc xe máy, sau đó lùi ra xa và đợi khách hàng lấy nó và rời đi.
“Ví dụ, một khách hàng yêu cầu người giao hàng đặt bưu kiện bên trong thang máy và nhấn nút lên tầng được chỉ định. Khi cánh cửa thang máy mở ra, khách hàng sẽ bắt lấy gói hàng mà không cần sự có mặt của người giao hàng”, theo một bài đăng tải của nhà phân tích chiến lược của Daxue Consulting – Allison Malmsten trên phương tiện truyền thông CCTV News, Weibo.
Kể từ khi dịch bùng phát, Yum China đã bắt đầu đóng cửa hơn 30% địa điểm. Giám đốc tài chính Ka Wai Yeung cho biết trong cuộc gọi thu thập vào ngày 5 tháng 2, đã có sự gián đoạn đáng kể, với doanh số giảm tới 50% trong những ngày vẫn mở cửa kể từ kì nghỉ Tết Nguyên Đán so với cùng kì năm ngoái.
Trung Quốc đã cho biết trong một tuyên bố: Cuộc khủng hoảng đã đẩy nhanh việc triển khai dịch vụ “không tiếp xúc” của Yum China.
Họ nói “Các dịch vụ này được khách hàng đón nhận và đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo dịch vụ giao hàng kinh doanh của công ty vẫn tiếp tục duy trì trong khoảng thời gian giảm sự đi lại đáng kể này”.
Trong thời gian đầu dịch bệnh, việc giao thức ăn đã bị ảnh hưởng vì khách hàng sợ tiếp xúc với người giao hàng, sẽ khiến cho họ có nguy cơ bị lây nhiễm vì đã có các trường hợp người chuyển phát được chẩn đoán bị nhiễm virus sau những ngày làm việc xảy ra ở các thành phố Lâm Quyến và Thanh Đảo.
Sự tin tưởng của các công ty trên việc giao nhận hàng để bù đắp một số tổn thất. Tuy nhiên, điều này còn hạn chế.
Malmsten cho biết nhiều tài xế không thể quay lại làm việc do sự hạn chế đi lại và những người có thể trở lại phải đối mặt với thời gian dài mệt mỏi về thể chất lẫn tinh thần. Do đó, SF-Express – công ty chuyển phát lớn thứ hai ở Trung Quốc, đã tăng cường tuyển dụng.