Cuốn sách Ẩm thực văn hóa Việt Nam nhìn từ lý luận và thực tiễn có thể là...
Lời mở đầu cuốn sách Văn hóa ấm thực Việt Nam nhìn từ lý luận và thực tiễn:
Ở đời, cái chuyện ăn uống, bếp núc vừa mang tính cao siêu như triết lý Sống để mà ăn hay Ăn để mà sống, Dân dĩ thực vi tiện, Thực túc binh cường, ngự thiện, ngự tửu…v.v, vừa mang tính dân dã như là ăn xó mó niêu, ăn cơm nguội, chuyện xó bếp, chuyện góc bếp v.v… Thế nhưng, nó là đề tài muôn thuở luôn đồng hành cùng nhân loại dù đang tồn tại hay sau tồn tại. Chuyện Ăn uống do thế mà có tính Thiêng và tính Đời thường. Có tính Lý luận mà cũng Tự nhiên nhi nhiên, Xưa bày – Nay làm, có gì đâu mà lý luận dài dòng…
Nhưng, để tìm hiểu đầy đủ văn hoá ẩm thực dân gian Việt Nam. Thì phải đi tìm gương mặt ẩm thực của ba miền Nam — Trung — Bắc, miền núi, miền đồng bằng, miền biển, tứ thời bát tiết, thung thổ sinh thái. Quan niệm tập tục các địa phương trong các dịp lễ, tết, giỗ chạp, cơm thường, cơ quán v.v… một cách có lý luận và thực tiễn thì mới mong thu gặt được một vài thành tựu nào đó.
Xuất phát từ suy nghĩ như vậy, sinh thời, chồng tôi: GS Trần Quốc Vượng dự định tập hợp những bài viết của hai vợ chồng đã đăng tải rải rác lâu nay thành một cuốn sách với tên gọi: Văn hóa ẩm thực Việt Nam nhìn từ lý luận và thực tiễn. Nay tới — Nguyễn Thị Bảy thực hiện ước nguyện này, các bài viết trong cuốn sách được chia tạm thành 3 phần.
Với cách tiếp cận lý luận và thực tiễn về ngành ẩm thực học, văn hóa ẩm thực Việt Nam. Được cụ thể hóa qua văn hóa ẩm thực các vùng miền và Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Trong phần mục lục, những bài viết do GS là tác giả thì ghi chú dấu hoa thị bên cạnh (*). Những bài viết do chúng tôi là đồng tác giả thì ghi hai dấu hoa thị bên cạnh (“”). Số bài viết còn lại là do TS Nguyễn Thị Bảy chấp bút.