Nếu bạn không may bị dị ứng thực phẩm, bạn sẽ biết nó khó chịu đến mức nào. Vì đòi hỏi cần phải được lên kế hoạch trước và thận trọng hơn trong việc lên thực đơn và đọc nhãn thực phẩm. Đậu nành là một trong mười bốn chất gây dị ứng thực phẩm phổ biến nhất. Dầu đậu nành thường được sử dụng trong chế biến thực phẩm. Những người bị dị ứng cần biết liệu có nên ăn thực phẩm được nấu chung với dầu đậu nành hay không và những thực phẩm nào nên tránh nếu bạn bị dị ứng đậu nành.
Tiến sĩ Melanie Downs, giáo sư trợ lý của Chương trình Food Allergy Research and Resource tại Đại học Nebraska-Lincoln, sẽ cho chúng ta hiểu thêm một số khoa học về thực phẩm gây ra dị ứng và những thực phẩm nào cần tránh để an toàn.
Tin tốt rằng:
“Những người bị dị ứng đậu nành không cần kiêng dầu đậu nành. Những người bị dị ứng đậu nành có thể tránh dầu ép lạnh hoặc ép nhiệt (expeller-press) nhưng loại dầu này hiếm khi được sử dụng như một thành phần trong chế biến thực phẩm,” Tiến sĩ Drowns cho biết.
Dầu thường an toàn vì một phần của thực phẩm gây dị ứng là nằm trong phần Protein của đậu tương.
Các thành phần thực phẩm chịu trách nhiệm cho dị ứng đậu nành, giống hầu như tất cả các thực phẩm dị ứng khác, đậu nành cũng chứa các thành phần gây dị ứng – các protein xuất hiện tự nhiên trong thực phẩm. Thực phẩm có thể có một số protein gây dị ứng khác nhau, và những người bị dị ứng có thể phản ứng với một hoặc nhiều trong số các chất gây dị ứng này.
Dầu đậu nành an toàn vì nó đã qua chế biến.
Dầu đậu nành được sử dụng để nấu ăn, chiên rán và hầu như luôn được tinh chế cao. Những loại dầu này chứa một lượng protein cực kì nhỏ.
Những nghiên cứu về những người bị dị ứng đậu nành cho biết rằng dầu đậu nành tinh chế cao an toàn cho những người bị dị ứng. Đây là lý do tại sao các loại dầu tinh chế cao được miễn nhãn mác “chứa các thành phần dị ứng” theo Đạo luật Bảo vệ Người tiêu dùng và Ghi nhãn Thực phẩm (FALCPA), Hoa Kỳ năm 2004.
Cần đọc kĩ nhãn sản phẩm
Tuy nhiên, nếu bạn bị dị ứng đậu nành, điều quan trọng là phải đọc kĩ nhãn mác.
Các cá nhân bị dị ứng nên tránh các sản phẩm chứa các loại thành phần có nguồn gốc từ đậu nành khác được khai báo trên nhãn. Một điều cũng quan trọng cần lưu ý là FALCPA cho phép các nhà sản xuất khai báo các chất gây dị ứng theo một trong hai cách trên nhãn sản phẩm: trong báo cáo ở thành phần hoặc trong tuyên bố “Có chứa”.
Nếu một sản phẩm công bố có chứa đậu nành, người tiêu dùng bị dị ứng có thể muốn tránh sản phẩm đó vì bản thân thành phần có thể không xác định được tất cả các thành phần có nguồn gốc từ đậu nành một cách rõ ràng, bác sĩ Downs nói.
Nếu bạn nghĩ bạn bị dị ứng thực phẩm hoặc biết bạn mắc bệnh, hãy liên lạc với một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và làm theo lời khuyên của họ.
“Một số người tiêu dùng có tiền sử dị ứng nghiêm trọng không tìm lời khuyên từ bác sĩ dị ứng và không mang theo thuốc – epinephrine. Họ nên làm cả hai. Đậu nành ít liên quan đến các phản ứng nghiêm trọng nhưng một trong số ít trường hợp, được khuyên mang epinephrine là điều nhất thiết.”
Đối với những người bị dị ứng đậu, ăn các thực phẩm đã được chế biến trong dầu đậu nành là điều an toàn. Hầu hết dầu đậu nành thương mại được tinh chế cao và các hợp chất gây dị ứng trong protein đã được loại bỏ.
Nguồn: bestfoodfacts.org
Dịch và biên soạn bởi đội ngũ Science Vietnam
Vui lòng để lại nguồn và link bài viết khi sao chép.