Ngày nay, nhiều người đang tránh xa các thực phẩm chứa ít thành phần tự nhiên hơn bởi một chất hoặc hoá chất được thêm vào nhiều sản phẩm như đồ uống, kẹo, đồ nướng, bánh mì,…. Những hóa chất này có thể được tìm thấy trong rau quả, trái cây, và đồ đóng hộp. Chúng ta đang nói về chất bảo quản và việc tiêu thụ quá mức những chất này có thể dẫn tới các vấn đề sức khoẻ lâu dài.
Chất bảo quản thường dùng để bảo quản các mặt hàng thực phẩm. Điều này sẽ giúp tăng thời hạn sử dụng của sản phẩm và đảm bảo hương vị vẫn còn trong một khoảng thời gian. Trong giai đoạn toàn cầu hoá và tăng hiệu quả vận chuyển, một mặt hàng thực phẩm được sản xuất tại một quốc gia Nam Mỹ giờ đây trở nên dễ dàng sẵn có ở các nước Đông Nam Á cách nó ngàn dặm.
Việc vận chuyển có thể mất vài ngày hoặc vài tuần, nhưng việc thêm chất bảo quản sẽ đảm bảo rằng khi tới tay người dùng hàng hóa vẫn giữ được chất lượng tại thời điểm sản xuất chúng. Và đó chính là mong mong muốn của tất cả các công ty sản xuất thực phẩm. Không phải tất cả các chất bảo quản là xấu, mặc dù vậy chúng ta cần học cách phân biệt chất nào lành mạnh, chất nào không lành mạnh.
Phân loại chất bảo quản
Dưới đây là hai loại chất bảo quản cơ bản:
Chất bảo quản tự nhiên
Đây là các thành phần được sự dụng để bảo quản. Các thành phần hoá học trong nhóm chất này không bị thay đổi và chúng cũng không bị trộn lẫn với bất kì thành phần tổng hợp nào.
Hầu hết các sản phẩm, các chất này có đặc tính chống oxy hoá. Chúng ta biết rằng các chất chống oxy hoá làm chậm quá trình oxy hoá hoặc lão hoá. Điều này tương tự như những gì một chất bảo quản phải làm – làm chậm quá trình lão hoá và tăng tuổi thọ cho sản phẩm thực phẩm.
Các chất bảo quản tự nhiên bao gồm dầu, đường, muối. Dưa chua có thể để trong nhiều năm vì sự kết hợp mạnh mẽ giữa dầu và muối – hoạt động như một chất bảo quản tự nhiên cho các miếng dưa.
Ngoài ra, còn một số phương pháp bảo quản khác được sử dụng để bảo quản thực phẩm. Có thể kể đến như hun khói, đông lạnh, khử nước (sấy), đóng hộp, làm mứt và lên men.
Chất bảo quản nhân tạo hoặc hoá học
Các chất này cũng được sử dụng để làm chậm sự hư hỏng và nhiễm chéo trong thực phẩm, nhưng chúng được sản xuất nhân tạo hoặc tổng hợp trong tự nhiên. Thường những chất này còn được gọi là Phụ gia trên nhãn thực phẩm, vì vậy hãy đọc nhãn một cách cẩn thận trước khi mua hàng. Sốt cà chua, nước trái cây đóng hộp, đồ nướng và các loại sốt, mứt có thể chứa chất bảo quản nhân tạo.
Các tác dụng phụ chính của chất bảo quản:
– Một trong những tác hại có thể có của chất bảo quản có thể là các tác nhân gây ra các vấn đề về hô hấp, hen suyễn, viêm phế quản.
– Có thể gây ra một số vấn đề ở trẻ nhỏ như hành vi tăng động. Vấn đề này cũng được đo lường bằng báo cáo khách quan của cha mẹ.
– Tiêu thụ chất bảo quản nhân tạo quá mức và lâu dài có thể làm suy yếu các mô tim, điều này đặc biệt nguy hiểm đối với người già.
– Các phụ gia như BHA và BHT có thể gây ung thư. BHT được sử dụng trong ngũ cốc và chất béo, trong khi đó BHA có thể hiện diện trong khoai tây, thịt và các sản phẩm nướng khác.
– Chất bảo quản có thể gây béo phì ở một số người vì nó có chứa axit béo đặc biệt là trong thực phẩm chế biến.
Cách giảm thiểu các chất bảo quản trong khẩu phần ăn
Cắt giảm chất bảo quản hoàn toàn trong khẩu phần ăn của bạn là điều rất khó. Dù vậy, bạn nên cố gắng ăn ít thực phẩm chứa chất bảo quản vì nó sẽ gây ra các bệnh mãn tính về lâu dài. Bên cạnh đó cần kết hợp các trái cây, rau củ quả tươi, nước ép, thịt tươi, sữa ít béo thay vì dùng quá nhiều thực phẩm đóng gói.
Cuối cùng, hãy đọc kỹ nhãn trên sản phẩm trước khi mua cho bạn và gia đình bạn. Việc lướt nhanh qua nhãn sẽ giúp bạn biết liệu món đồ đó có thật sự phù hợp cho gia đình bạn hay không. Hãy luôn nhớ điều này nhé!
Translated by Science Vietnam