Có thể bạn sẽ thấy những quảng cáo trên các phương tiện truyền thông về các món ăn hay bao bì của một gói bánh trông thật bắt mắt, đương nhiên là sẽ không có sự thiếu sót trong công việc tiếp thị của các công ty thực phẩm rồi. Không thể phủ nhận một điều, kinh doanh phải quan tâm đến lợi nhuận. Các công ty thực phẩm cũng vậy, một số sẽ sẵn sàng vì lợi nhuận mà không màng đến sức khỏe của trẻ em cũng như tất cả người tiêu dùng. Sau đây là 11 lời nói dối lớn nhất của ngành công nghiệp đồ ăn vặt, cùng Science vietnam xem qua những “lời nói dối” này nhé!
Hàm lượng chất béo thấp hoặc không có chất béo
Một trong những “tác dụng phụ” chất béo tự gây nên đó là ngày càng có rất nhiều sản phẩm chế biến cắt giảm lượng chất béo. Những sản phẩm này thường có nhãn “low-fat”, “reduced fat” hoặc “fat-free”. Vấn đề là hầu hết các sản phẩm này đều không tốt cho sức khỏe.
Các loại thực phẩm đã loại bỏ chất béo thường không có vị ngon như các sản phẩm đầy đủ chất béo và rất ít người muốn ăn chúng. Vì lý do này, các nhà sản xuất thực phẩm đã “cải tiến” các sản phẩm này bằng cách thêm đường bổ sung và các chất phụ gia khác.
Hiện tại nhiều người cho rằng chất béo đã bị loại bớt một cách không hợp lý trong khi ngày càng tăng các bằng chứng cho thấy sự nguy hiểm của đường được thêm vào. Điều này có nghĩa là thực phẩm “ít béo” thường tệ hơn nhiều so với các sản phẩm thông thường.
Tóm lại, nếu một sản phẩm có dòng chữ “low-fat” hoặc bất cứ điều gì tương tự trên nhãn, thì rất có thể chất làm ngọt đã được thêm vào. Hãy nhớ rằng những thực phẩm chế biến này không hẳn là một lựa chọn lành mạnh.
Trans Fat-Free
Thực phẩm chế biến thường có “Trans fat-free” (không có chất béo trans) trên nhãn. Điều này không hẳn là đúng. Miễn là một sản phẩm chứa ít hơn 0,5 gram chất béo trans trên mỗi khẩu phần, họ được phép đưa thông tin “trans fat-free” lên nhãn.
Để chắc chắn hãy kiểm tra thành phần trên nhãn. Nếu từ “hydrogenated” (hydro hoá) xuất hiện ở bất cứ đâu trên nhãn, thì đồng nghĩa có chứa chất béo trans. Thật ra, không có gì lạ khi tìm thấy chất béo hydro hóa trong các sản phẩm được dán nhãn không có chất béo trans.
Tóm lại, muốn tránh mọi thứ có chứa từ hydrogenated/ hydro hoá. Hãy xem các sản phẩm thực phẩm có nhãn “trans fat-free” vì thực sự chúng có thể chứa tới 0,5 gram chất béo trans trên mỗi khẩu phần.
Ngũ cốc nguyên cám tốt cho sức khoẻ
Trong vài thập kỷ qua, người tiêu dùng đã tin rằng ngũ cốc nguyên cám là một trong những thực phẩm lành mạnh nhất mà họ có thể ăn. Thực sự là vậy, ngũ cốc nguyên cám tốt hơn ngũ cốc tinh chế, mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy ăn ngũ cốc nguyên cám tốt cho sức khỏe hơn là không có ngũ cốc trong tất cả sản phẩm khác.
Điều đó nói rằng, thực phẩm chế biến như ngũ cốc thường bao gồm cả ngũ cốc nguyên cám. Vấn đề là ngũ cốc nguyên cám không phải lúc nào cũng “nguyên vẹn”. Một số loại ngũ cốc đã được nghiền thành bột rất mịn.
Chúng có thể chứa tất cả các thành phần từ hạt, nhưng khả năng chống tiêu hóa nhanh bị mất và những hạt này có thể làm tăng lượng đường trong máu nhanh như các sản phẩm tinh chế. Thêm vào đó, ngay cả khi một sản phẩm có một lượng nhỏ ngũ cốc nguyên hạt, rất có thể nó chứa các thành phần có hại khác như đường và syrup ngô với hàm lượng fructose cao (HFCS).
Gluten-free
Một chế độ ăn không có gluten đang là xu hướng của ngày nay. Khoảng 1,5% người Mỹ hiện đang ăn sản phẩm gluten-free hoặc tích cực hạn chế gluten. Một phần ba trong số đó chưa được chẩn đoán là mắc bệnh celiac (bệnh không dung nạp gluten).
Tuy nhiên, các sản phẩm chế biến mang nhãn là “gluten-free” và được sản xuất để thay thế thực phẩm có chứa gluten thường không tốt cho sức khỏe, hơn nữa cũng đắt hơn nhiều.
Những thực phẩm này thường được làm từ tinh bột có hàm lượng đường tinh luyện cao, như tinh bột ngô, tinh bột khoai tây và tinh bột khoai mì, và cũng có thể được bổ sung thêm đường. Vì vậy, nếu ăn các loại thực phẩm không có gluten, nên ăn từ nguồn thực phẩm nguyên chất, thay vì ăn các loại ngũ cốc tinh chế.
Các tên thay thế cho đường
Có một sự thật là, hầu hết mọi người không đọc hết danh sách thành phần trên bao bì trước khi mua hàng. Nhưng ngay cả đối với những người làm trong các nhà sản xuất thực phẩm vẫn có cách ngụy trang thành phần nguyên liệu thực sự của sản phẩm.
Nếu bạn để ý, thành phần trên bao bì sẽ được liệt kê theo thứ tự giảm dần theo số lượng. Nếu đường được liệt kê gần vị trí đầu tiên, thì bạn sẽ biết rằng sản phẩm đang chứa thành phần chủ đạo là đường. Tuy nhiên, các nhà sản xuất thường đưa các loại đường khác nhau vào sản phẩm của họ hay bằng những tên gọi khác nhau như HFCS và nước mía chưng cất (evaporated cane juice),…
Nhờ vậy, sản phẩm của họ có thể có một số thành phần nghe có vẻ “lành mạnh” đứng đầu danh sách thành phần. Đây là một cách thông minh để che giấu lượng đường tinh luyện thực sự trong thực phẩm chế biến.
Calories trong mỗi khẩu phần
Hàm lượng calories và đường thực sự của các sản phẩm thường bị ẩn đi và được nói rằng sản phẩm này có nhiều hơn một khẩu phần (one serving) .
Ví dụ, một nhà sản xuất có thể quyết định rằng một thanh chocolate hoặc một chai soda là hai phần, mặc dù hầu hết mọi người thường không dừng lại cho đến khi họ ăn toàn bộ mọi thứ.
Các nhà sản xuất thực phẩm có thể sử dụng điều này làm lợi thế bằng cách nói rằng sản phẩm của họ chỉ chứa một lượng calories nhất định trên mỗi khẩu phần.
Khi đọc nhãn, hãy kiểm tra số lượng phần ăn của sản phẩm. Nếu nó chứa hai phần ăn và có 200 calories mỗi khẩu phần, thì toàn bộ sẽ là 400 calories.
Ví dụ, một chai cola 24 ounce (7 lít) có thể chứa 100 calories và 27 gram đường mỗi khẩu phần. Nếu toàn bộ chai chứa ba phần, tổng số lượng là 300 calories và 81 gram đường.
Vì vậy, hãy chắc chắn kiểm tra số lượng khẩu phần trên nhãn. Nhân tổng lượng đường và lượng calories với số lượng khẩu phần để tìm ra tổng lượng thực sự.
Hương vị tự nhiên
Nhiều thực phẩm chế biến mang hương vị nghe có vẻ tự nhiên. Ví dụ, nước bổ sung vitamin (Vitaminwater) có hương vị cam. Nhưng thực sự không có vị cam thật trong đó.
Hương vị ngọt ngào đều đến từ đường và hương vị cam đến từ hương liệu nhân tạo.
Chỉ vì một sản phẩm có hương vị “natural” nhưng không có nghĩa bất kỳ sản phẩm thật nào đều có ở đó. Việt quất, dâu, cam,…đây thường chỉ là những hương liệu được tạo ra để có hương vị như thật.
Một lượng nhỏ các thành phần tốt cho sức khỏe
Các sản phẩm chế biến thường liệt kê một lượng nhỏ các thành phần thường được coi là tốt cho sức khỏe.
Đây hoàn toàn là một mẹo tiếp thị. Thông thường, lượng chất dinh dưỡng này không đáng kể và không thể bù đắp cho tác hại của các thành phần khác.
Bằng cách này, các nhà tiếp thị thông minh có thể đánh lừa cha mẹ trong suy nghĩ rằng họ đang có một lựa chọn lành mạnh cho bản thân và cho con cái họ.
Một số ví dụ về các thành phần thường được thêm vào với số lượng nhỏ và sau đó được hiển thị nổi bật trên bao bì là omega-3, chất chống oxy hóa và ngũ cốc nguyên cám.
Các thành phần gây tranh cãi
Nhiều người tuyên bố rằng sản phẩm có những phản ứng bất lợi với một số thành phần và do đó chọn cách tránh chúng.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất thực phẩm thường che giấu các thành phần gây tranh cãi này bằng cách đề cập đến chúng với các tên kỹ thuật mà mọi người không biết.
Ví dụ, Monosodium glutamate (MSG – bột ngọt) có thể được ký hiệu là E621 và carrageenan có thể được gọi là E407,…
Điều tương tự cũng có thể nói đối với nhiều loại đường, chẳng hạn như “nước mía chưng cất” – nghe có vẻ tự nhiên, nhưng thực chất nó chỉ là đường.
Thức ăn vặt có hàm lượng “carbohydrate thấp”
Chế độ ăn kiêng low-carb đã khá phổ biến trong vài thập kỷ qua.
Các nhà sản xuất thực phẩm đã bắt kịp xu hướng và bắt đầu cung cấp nhiều loại sản phẩm chứa hàm lượng carbs thấp.
Cũng giống như với những thực phẩm “ít béo” – rằng sản phẩm low-carb không hẳn là tốt cho sức khỏe.
Đây thường là những đồ ăn vặt chế biến chứa đầy các thành phần không lành mạnh. Nhìn vào danh sách thành phần cho các sản phẩm như thanh chocolate low-carb của Atkins. Đây không phải là thực phẩm!
Ngoài ra còn có các ví dụ về bánh mì low-carb và các sản phẩm thay thế khác có chứa nhiều carbs hơn so với tuyên bố trên nhãn.
Tóm lại, các sản phẩm “Low-carb” thường được tinh chế cao và được làm từ các thành phần không lành mạnh.
Thành phần “organic”
Mặc dù thực phẩm hữu cơ có thể có một số lợi ích, nhưng nhiều nhà sản xuất thực phẩm sử dụng từ “hữu cơ” để đánh lừa mọi người.
Ví dụ, khi bạn nhìn thấy đường mía hữu cơ thô nằm trong danh sách thành phần, thì về cơ bản, đây chính xác giống như đường ăn thông thường.
Chỉ vì được gắn mác “organic” không có nghĩa là nó không giống như các sản phẩm thông thường khác.
Dịch và biên tập bởi đội ngũ ScienceVietnam.com – Vui lòng ghi rõ nguồn và để lại link bài viết khi sao chép.
Nguồn dịch: https://www.healthline.com/nutrition/top-11-biggest-lies-of-the-food-industry#section10