10 chiến lược tung sản phẩm thực phẩm mới hiệu quả

0
131

Bạn nghĩ rằng “Thương hiệu mình có một sản phẩm thực phẩm mới rất thú vị ? Mong đợi để xem sản phẩm này xuất hiện trên kệ”.

Trước khi khách hàng thêm sản phẩm vào giỏ hàng, bạn cần xác định chiến lược ra mắt vững chắc bao gồm các yếu tố: từ việc phát triển sản phẩm đến phân phối và quảng bá sản phẩm. Để đạt được đột phá trong thị trường vốn đã bão hòa không phải là việc đơn giản mà phải trải qua rất nhiều thử nghiệm và sai lầm, ví dụ như hàng giờ nghiên cứu, lập kế hoạch, thay đổi và phát triển liên tục.

Một giải pháp giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian tung sản phẩm đó là: chia nhỏ nó thành những vấn đề cơ bản với mô hình marketing 4P- Sản phẩm (Product), Địa điểm (Place), Giá cả (Price) và Khuyến mãi (Promotion). Bốn yếu tố trên rất quan trọng đối với thành công khi ra mắt sản phẩm, nhưng vẫn còn yếu tố thứ năm, chính là – Ưu tiên (Prioritize). Hãy cùng đi vào chi tiết để biết được các yếu tố này kết hợp với nhau như nào trước và sau khi ra mắt sản phẩm.

Chiến lược trước khi ra mắt sản phẩm

Bạn rất muốn tung ra thị trường một sản phẩm thực phẩm mới càng sớm càng tốt để giảm bớt áp lực của deadlines và ban lãnh đạo công ty, nhưng việc giới thiệu một sản phẩm mới cho khách hàng mà không có nghiên cứu thị trường, phát triển chiến lược khuyến mãi hiệu quả có thể ngăn cản sự thành công của sản phẩm. Vì sản phẩm có thể không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng hoặc không được quảng bá đúng cách cho khách hàng tiềm năng.

Tiến hành nghiên cứu thị trường càng nhiều càng tốt.

Đầu tư vào nghiên cứu thị trường sẽ bạn giúp thu thập thông tin chi tiết của người tiêu dùng về loại sản phẩm của bạn, bao bì, giá cả, kênh phân phối và cuối cùng là xác suất mua hàng. Kết quả nghiên cứu thị trường cũng giúp bạn có thể kịp đưa ra những thay đổi cần thiết trước khi ra mắt, giúp bạn tiết kiệm được chi phí và tránh được sự bối rối khi có vấn đề xảy ra.

Đảm bảo Đổi mới Sản phẩm.

Bạn nghĩ SẢN PHẨM của bạn (chữ P đầu tiên) là rất tốt nhưng liệu người tiêu dùng có nghĩ vậy không? Có hàng ngàn sản phẩm đã tồn tại trên các cửa hàng, siêu thị. Các thương hiệu cần phải trả lời câu hỏi tại sao khách hàng muốn bỏ tiền để mua sản phẩm của mình. Sản phẩm mới cần phải đổi mới liên tục bởi vì nhu cầu của khách hàng liên tục phát triển và kỳ vọng của họ ngày càng cao hơn. Hãy đảm bảo rằng sản phẩm của bạn thu hút người tiêu dùng, giải quyết vấn đề hoặc mang lại giá trị cho cuộc sống của họ.

Công việc của một nhân viên R&D
Công việc của một nhân viên R&D

Xem thêm: R&D là gì?

Xây dựng một chiến lược phân phối đáp ứng được nhu cầu của khách hàng

Khi đã có nhiều người biết đến và muốn sử dụng sản phẩm, bạn cần có một chiến lược phân phối cụ thể đảm bảo được sản phẩm của bạn đến tay người tiêu dùng. Hiện nay có rất nhiều cách để bạn có thể đưa ra thông tin, một số doanh nghiệp chọn cách tiếp cận hiện đại là sử dụng website, các sàn thương mại điện tử, nơi mà người tiêu dùng có thể mua hàng trực tuyến hoặc theo cách truyền thống là bán sản phẩm tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị, trung tâm thương mại,… Bạn phải đảm bảo chiến lược phân phối của bạn cung cấp sản phẩm ở đúng NƠI cho người mua dự định.

Giá cả hợp lý

Cho đến thời điểm này, bạn đã có khách hàng, bạn đã có kế hoạch phân phối, nhưng GIÁ CẢ có làm cho khách hàng của bạn hài lòng? Khi phân tích sâu về chi phí sản xuất, phân phối và tiếp thị của bạn, bạn phải đảm bảo rằng sản phẩm của bạn được định giá để mang lại lợi nhuận cho thương hiệu, nhưng đủ cạnh tranh để đáp ứng kỳ vọng của khách hàng. Nếu giá cả chưa thực sự phù hợp, bạn phải nghĩ đến giải pháp khác như có thể sản xuất sản phẩm rẻ hơn ở một nơi khác không, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thay đổi cách đóng gói,…

Sản phẩm của bạn phải phù hợp với câu chuyện, mục đích của thương hiệu

Người mua sắm ngày nay coi trọng các thương hiệu đích thực và câu chuyện của họ hơn bao giờ hết, vì vậy, điều quan trọng là bạn phải suy nghĩ một cách tổng thể về sản phẩm của mình, liệu nó có thực sự phù hợp với thương hiệu của bạn hay không. Trước khi quảng cáo sản phẩm của bạn, hãy tìm hiểu những thông tin sẵn có mà khán giả biết về thương hiệu của bạn, câu chuyện và mục đích của nó. Biết được điều này có thể giúp bạn xác định thông điệp quảng cáo của mình và xác định chi phí bạn cần đầu tư không chỉ vào việc quảng bá sản phẩm mới mà còn cho việc cung cấp kiến thức về thương hiệu của bạn.

Sử dụng các mối quan hệ

Đơn giản là bạn không thể tự mình làm mọi việc. Tìm đến những người khác trong ngành công nghiệp thực phẩm để tìm hiểu thông tin chi tiết, lời khuyên để ra mắt sản phẩm thực phẩm thành công và những điều cần tránh. Lắng nghe từ các chuyên gia trong ngành về các chiến lược để thành công và nhiều người có thể đưa ra các quan điểm và kinh nghiệm khác nhau cho bạn.

Chiến dịch khi ra mắt sản phẩm

Đây là phần chúng tôi yêu thích nhất – KHUYẾN MÃI. Đã đến lúc giới thiệu với người tiêu dùng về sản phẩm mới hấp dẫn của bạn!

Sử dụng sức mạnh của Đánh giá, Giới thiệu và Đề xuất

Đánh giá và giới thiệu có thể có ảnh hưởng lớn đến việc mua hàng của người tiêu dùng, khiến nó trở thành một công cụ quảng cáo mạnh mẽ. Khi người mua hàng biết rằng những người khác đã có trải nghiệm tích cực với sản phẩm của bạn, khả năng cao họ sẽ quyết định mua. Vì vậy hãy khuyến khích khách hàng chia sẻ trải nghiệm của họ với sản phẩm của bạn trên phương tiện truyền thông xã hội hoặc viết bài đánh giá sản phẩm.

Theo Google, quảng cáo có đánh giá của khách hàng có tỷ lệ truy cập cao hơn 17% so với các quảng cáo tương tự không có đánh giá. Ngoài ra, hãy cân nhắc hợp tác với những người có ảnh hưởng xã hội, chuyên gia trong ngành hoặc những người nổi tiếng có mối liên hệ thực sự với thương hiệu của bạn để giúp tăng sự phổ biến cho sản phẩm. Nghiên cứu cho thấy 63% khách hàng trong độ tuổi 18-34 cho biết họ “tin tưởng những gì người có ảnh hưởng nói về thương hiệu hơn những gì thương hiệu nói về mình trong quảng cáo”. Red Star Yeast đã đạt được sự tăng trưởng vững chắc và mức độ nhận biết sản phẩm đối với loại men làm chua ăn liền Platinum mới với chiến lược ra mắt sử dụng một số người có ảnh hưởng làm bánh và những người theo dõi họ để xây dựng sự tương tác xã hội xung quanh chiến dịch Sourdough It Up.

Sử dụng chiến lược “Dùng thử trước khi mua”

Người tiêu dùng thường yêu thích những thứ miễn phí và họ có xu hướng sẵn sàng mua một sản phẩm hơn sau khi dùng thử trước. Bạn sẽ phải chi một khoản đầu tư vào việc tặng sản phẩm, nhưng các mẫu miễn phí này có thể thúc đẩy doanh số bán hàng lên tới 2000%. Tặng các mẫu dùng thử tại cửa hàng hoặc mang về mang lại cho khách hành cơ hội để dùng thử trước khi mua, giúp khách hàng làm quen với sản phẩm của bạn và cũng có thể thu hút sự chú ý và nhận biết thêm về thương hiệu của bạn.

Nâng cao khả năng khám phá sản phẩm với một chiến lược SEO vững chắc.

Mặc dù việc quảng cáo là quan trọng nhưng việc tận dụng chiến lược Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) có thể giúp tạo thêm một bước đột phá khi tung ra một sản phẩm thực phẩm mới. Vì nó giúp đảm bảo khách hàng tiềm năng có thể dễ dàng tìm thấy thông tin sản phẩm mới của bạn trực tuyến . Sử dụng chiến lược SEO dựa trên nghiên cứu từ khóa cụ thể và xu hướng ngành liên quan đến sản phẩm của bạn có thể giúp tăng cơ hội được khách hàng phát hiện, biết đến sản phẩm của bạn thông qua tìm kiếm.

Chiến lược sau ra mắt sản phẩm

Khi sản phẩm của bạn đã ra mắt, có vẻ như công việc đã xong xuôi, nhưng hãy bắt tay ngay vào dự án lớn tiếp theo của bạn.

Ưu tiên Cải tiến – Phân tích, Điều chỉnh và Cải tiến Sản phẩm

Các thương hiệu thực phẩm thành công nhất ƯU TIÊN (nguyên tắc bổ sung) hỗ trợ và tiếp tục nâng cao hiệu quả quảng bá và thương hiệu của họ ngay cả sau khi sản phẩm mới đã tung ra thị trường. Phân tích sâu về hiệu suất của các hiệu ứng khuyến mại của bạn và thực hiện các điều chỉnh khi cần thiết để tiếp tục phổ biến sản phẩm và tăng doanh thu. Điều này áp dụng cho chiến lược phân phối của bạn và chính sản phẩm đó.

Nhu cầu của người tiêu dùng liên tục thay đổi, vì vậy hãy linh hoạt để nhanh chóng thích ứng với những nhu cầu đó. Bám sát các cơ hội quảng bá, cải tiến sản phẩm và cơ hội hợp tác để tiếp tục thúc đẩy và bán sản phẩm của bạn lâu dài sau khi ra mắt lần đầu.